Bài 7: Tứ giác nội tiếp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
kakaruto ff

Cho đường tròn (O), dây AB. Các tiếp tuyến của đường tròn tại A và B cắt nha tại C. Trên dây AB lấy điểm E(EA>EB). Đường vuông góc với OE tại E cắt CA và CB theo thứ tự ở I và K. Chứng minh rằng

1)    OAEI, OEBK là các tứ giác nội tiếp            3) AI = BK

2)     OIK là tam giác cân                                  4) OICK là tứ giác nội tiếp

1: Xét tứ giác OAEI có \(\widehat{OAI}+\widehat{OEI}=90^0+90^0=180^0\)

nên OAEI là tứ giác nội tiếp

Xét tứ giác OEBK có \(\widehat{OEK}=\widehat{OBK}=90^0\)

nên OEBK là tứ giác nội tiếp

2: Ta có: OAEI là tứ giác nội tiếp

=>\(\widehat{OIE}=\widehat{OAE}=\widehat{OAB}\left(1\right)\)

Ta có: OEBK là tứ giác nội tiếp

=>\(\widehat{OKE}=\widehat{OBE}=\widehat{OBA}\left(2\right)\)

Ta có: ΔOAB cân tại O

=>\(\widehat{OAB}=\widehat{OBA}\left(3\right)\)

Từ (1),(2),(3) suy ra \(\widehat{OIE}=\widehat{OKE}\)

=>\(\widehat{OIK}=\widehat{OKI}\)

=>ΔOKI cân tại O

3: Xét ΔOAI vuông tại A và ΔOBK vuông tại B có

OA=OB

OI=OK

Do đó: ΔOAI=ΔOBK

=>AI=BK

4: Xét tứ giác OACB có \(\widehat{OAC}+\widehat{OBC}=90^0+90^0=180^0\)

nên OACB là tứ giác nội tiếp

=>\(\widehat{OAB}=\widehat{OCB}\)

mà \(\widehat{OAB}=\widehat{OIK}\)

nên \(\widehat{OIK}=\widehat{OCK}\)

=>OICK là tứ giác nội tiếp


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
annie
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
cao lâm
Xem chi tiết
Uyên Thu
Xem chi tiết
Hải Yến Lê
Xem chi tiết
Phương Uyên
Xem chi tiết
Phương Uyên
Xem chi tiết