Gọi tâm đường tròn đường kính AB là O
a) Xét (O) có AB là đường kính
nên O là trung điểm của AB
Ta có: OC⊥EF(EF là tiếp tuyến tại C của (O))
BF⊥FE(gt)
AE⊥FE(gt)
Do đó: AE//OC//BF(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)
Xét tứ giác AEFB có AE//BF(cmt)
nên AEFB là hình thang có hai đáy là AE và BF(Định nghĩa hình thang)
Hình thang AEFB(AE//FB) có
O là trung điểm của AB(cmt)
OC//AE//BF(cmt)
Do đó: C là trung điểm của EF(Định lí 3 đường trung bình của hình thang)
hay CE=CF(đpcm)
b) Vì OC//AE(cmt)
nên \(\widehat{EAC}=\widehat{OCA}\)(hai góc so le trong)(1)
Xét ΔOAC có OA=OC(=R)
nên ΔOAC cân tại O(Định nghĩa tam giác cân)
⇒\(\widehat{OAC}=\widehat{OCA}\)(Hai góc ở đáy)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{EAC}=\widehat{OAC}\)
hay \(\widehat{EAC}=\widehat{BAC}\)
mà tia AC nằm giữa hai tia AE,AB
nên AC là tia phân giác của \(\widehat{EAB}\)(đpcm)