Cô bé bán diêm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kid Kaito

Cho đoạn văn trên: " Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm... Họ đã về chầu Thượng đế".

a,Nội dung đoạn trích là gì? Dấu hiệu nào cho biết thứ tự các lần quẹt diêm? Ngữ " đánh liều" cho ta biết tình trạng cô bé đó như thế nào?

b, Đoạn trích trên được biểu đạt theo phương thức nào?

c, Tại sao An-đec-xen lại đặt tình huống: Cô bé đi bán diêm mà không phải bán một thứ hàng nào khác?  Ý nghĩa của hình ảnh nghệ thuật này là gì ?

 

Đại Tiểu Thư
20 tháng 11 2021 lúc 19:15

Tham khảo:

a)  

- Nội dung: Cô bé bán diêm đã cho người đọc thấy được lòng thương cảm đối với những số phận bất hạnh như cô bé trong câu chuyện. Đồng thời đó cũng là lời tố cáo xã hội đương thời khi con người trở nên lạnh lùng, vô cảm. - Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen yếu tố hiện thực và mộng tưởng.

-Dấu hiệu cho biết thứ tự các lần quẹt diêm : “Đánh liều” 

-Ngữ đánh liều cho ta biết tình trạng cô bé đó : 

+Sử dụng cái từ “đánh liều” cho thấy tình cảnh cô bé quá khốn khổ, nghèo túng . Cuộc sống quá bất công với cô bé bán diêm. Giữa một cái thời tiết lạnh giá trái ngược lại là cái cuộc sống của những con người giàu khác thì cô bé lại phải ở giữa cái hoàn cảnh lạnh lẽo, băng tuyết bao phủ xung quanh.

b) Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

c)

Diêm có giá trị thấp, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của em

Diêm là nguồn gốc của ánh sáng, của sự ấm áp, đối lập với bầu trời đen tối của đất nước Đan Mạch thế kỉ XIX- nơi chủ nghĩa tư bản còn ngự trì.

Ánh sáng của que diêm chính là ánh sáng của ước mơ,hi vọng đối với cô bé về 1 tương lai tốt đẹp hơn: Ngọn lửa của que diêm hóa thành những vì sao dẫn lối cho em đến gặp ba ở thiên đàng.Chi tiết này cho thấy tư tưởng nhân đạo của tác giả mong em bé có một cuộc sống đủ đầy như bao người; Đông thời phê phán xã hội bấy giờ.

Đây là dụng ý của nhà văn,vì diêm là nguồn gốc của ánh sáng,sự ấm áp đối lập với bầu trời đêm ấy tăm tối,buốt giá và cả cuộc sống đen tối,lạnh lùng của đất nước Đan Mạch thế kỷ 19 khi chủ nghĩa tư bản còn đang cầm quyền.Đó cũng là cách tác giả thể hiện thái độ phủ nhận với xã hộ bất công đồng thời thể hiện niềm tin và khát vọng sống tốt đẹp của những con người khốn khổ


Các câu hỏi tương tự
Bình Lê
Xem chi tiết
Đặng Anh Thư
Xem chi tiết
Tiến Nam
Xem chi tiết
quoc khanh quoc khanh
Xem chi tiết
an hoàng
Xem chi tiết
Thùy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Võ Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Cute Rose
Xem chi tiết