Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Thị Thu Thảo

Cho \(\Delta\)ADE cân tại A. Trên cạnh DE lấy các điểm B và C sao cho DB=EC<\(\frac{1}{2}\)DE.

a) \(\Delta\)ABC là tam giác gì? Vì sao?

b) Kẻ BM\(\perp\)AD; CN\(\perp\)AE. CMR: BM=CN.

c) Gọi I là giao điểm của MB và NC. \(\Delta\)IBC là tam giác gì? CM.

d) CMR: AI là tia phân giác của góc BAC.

Nguyễn Huy Tú
8 tháng 2 2017 lúc 22:20

A B C D E I 1 2 1 1 2 2 1 2 1 2 3 3 3 4 M N

Giải:
a) Xét \(\Delta ADB,\Delta AEC\) có:
AD = AE ( do t/g ADE cân tại A )

\(\widehat{D}=\widehat{E}\) ( do t/g ADE cân tại A )

DB = EC ( gt )

\(\Rightarrow\Delta ADB=\Delta AEC\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow AB=AC\) ( cạnh t/ứng )

\(\Rightarrow\Delta ABC\) cân tại A

b) Xét \(\Delta MDB,\Delta NCE\) có:
\(\widehat{M_2}=\widehat{N_2}=90^o\)

BD = CE ( gt )

\(\widehat{D}=\widehat{E}\) ( do t/g ADE cân tại A )

\(\Rightarrow\Delta MBD=\Delta NCE\) ( c.huyền - g.nhọn )

\(\Rightarrow BM=CN\) ( cạnh t/ứng ) ( đpcm )

c) Vì \(\Delta MBD=\Delta NCE\)

\(\Rightarrow\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\) ( góc t/ứng )

\(\widehat{B_1}=\widehat{B_2};\widehat{C_1}=\widehat{C_2}\) ( 2 cặp góc đối đỉnh )

\(\Rightarrow\widehat{B_2}=\widehat{C_2}\)

\(\Rightarrow\Delta IBC\) cân tại I

d) Ta có: \(\widehat{B_3}=\widehat{C_3}\) ( do t/g ABC cân tại A )

\(\widehat{B_2}=\widehat{C_2}\) ( theo c )

\(\Rightarrow\widehat{B_3}+\widehat{B_2}=\widehat{C_3}+\widehat{C_2}\)

\(\Rightarrow\widehat{ABI}=\widehat{ACI}\)

Xét \(\Delta ABI,\Delta ACI\) có:
AB = AC ( do t/g ABC cân tại A )

\(\widehat{ABI}=\widehat{ACI}\left(cmt\right)\)

IB = IC ( do t/g IBC cân tại I )

\(\Rightarrow\Delta ABI=\Delta ACI\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{A_3}=\widehat{A_4}\) ( cạnh t/ứng )

\(\Rightarrow AI\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) ( đpcm )

Vậy...

Aki Tsuki
8 tháng 2 2017 lúc 22:36

a/ Xét \(\Delta ADB\)\(\Delta AEC\) có:

AD = AE (\(\Delta ADE\) cân tại A)

\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\) (\(\Delta ADE\) cân tại A)

DB = EC (gt)

=> \(\Delta ADE=\Delta AEC\left(c-g-c\right)\)

=> AB = AC (2 cạnh tương ứng)

=> \(\Delta ABC\) cân tại A

b/ Xét 2 \(\Delta\) vuông: \(\Delta MDB\)\(\Delta NEC\) có:

DB = EC (gt)

\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\) (đã cm)

=> \(\Delta MDB=\Delta NEC\)(cạnh huyền-góc nhọn)

=> BM = CN (2 cạnh tương ứng)(đpcm)

c/ Xét 2 \(\Delta\)vuông: \(\Delta AMI\)\(\Delta ANI\) có:

AI: Cạnh chung

AM = AN (đã cm)

=> \(\Delta AMI=\Delta ANI\left(ch-cgv\right)\)

=> MI = NI (2 cạnh tương ứng)

Ta có: BM + IB = MI

CN + IC = NI

mà BM = CN (ý b) ; MI = NI (cmt)

=> IB = IC

=> \(\Delta IBC\) cân tại I

d/ Xét \(\Delta AIB\)\(\Delta AIC\) có:

AB = AC(ý a)

AI: Cạnh chung

IB = IC (đã cm)

=> \(\Delta AIB=\Delta AIC\left(c-c-c\right)\)

=> \(\widehat{IAB}=\widehat{IAC}\) (2 góc tương ứng)

=> AI là tia p/g của \(\widehat{BAC}\left(đpcm\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Hà Thu Nguyễn
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết
Ngân Phùng
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
Xem chi tiết
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Võ Ngọc Uyên Trang
Xem chi tiết
trịnh mai chung
Xem chi tiết