Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

Minh Anh

Cho \(\Delta\) ABC cân ở A có \(\widehat{A}\) < \(90^0\). Vẽ BD \(\perp\)AC tại D, và CE \(\perp\)AB tại E. Gọi I là giao điểm của BD và CE.

1, Chứng minh rằng AD=AE

2, Chứng minh rằng AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

3, Chứng minh rằng DE // BC

4, Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng 3 điểm A, I, M thẳng hàng

Vũ Minh Tuấn
18 tháng 11 2019 lúc 23:00

Hình bạn tự vẽ nha!

a) Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(A\left(gt\right)\)

=> \(AB=AC.\)

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ABD\)\(ACE\) có:

\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}=90^0\left(gt\right)\)

\(AB=AC\left(cmt\right)\)

\(\widehat{A}\) chung

=> \(\Delta ABD=\Delta ACE\) (cạnh góc vuông - góc nhọn kề)

=> \(AD=AE\) (2 cạnh tương ứng).

b) Theo câu a) ta có \(\Delta ABD=\Delta ACE.\)

=> \(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\) (2 góc tương ứng).

Hay \(\widehat{ABI}=\widehat{ACI}.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(ABI\)\(ACI\) có:

\(AB=AC\left(cmt\right)\)

\(\widehat{ABI}=\widehat{ACI}\left(cmt\right)\)

Cạnh AI chung

=> \(\Delta ABI=\Delta ACI\left(c-g-c\right)\)

=> \(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\) (2 góc tương ứng).

=> \(AI\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\left(1\right).\)

Câu c) mình đang nghĩ nhưng câu d) thì mình làm được.

d) Xét 2 \(\Delta\) \(ABM\)\(ACM\) có:

\(AB=AC\left(cmt\right)\)

\(BM=CM\) (vì M là trung điểm của \(BC\))

Cạnh AM chung

=> \(\Delta ABM=\Delta ACM\left(c-c-c\right)\)

=> \(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\) (2 góc tương ứng).

=> \(AM\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\left(2\right).\)

Từ \(\left(1\right)và\left(2\right)\Rightarrow AI,AM\) đều là các tia phân giác của \(\widehat{BAC}.\)

=> 3 điểm \(A,I,M\) thẳng hàng (đpcm).

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Minh Anh
Xem chi tiết
thuytrung
Xem chi tiết
Miyamoto Hanako
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Thanh Ngân
Xem chi tiết
Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Cao Bảo Anh
Xem chi tiết
Anh Lan Nguyen
Xem chi tiết