Violympic toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hoàng Linh

Cho ∆DEF cân tại D. Trên tia đối của tia EF lấy điểm P, trên tia đối của tia FE lấy điểm Q sao cho EP = FQ.

a) Chứng minh ∆DPQ là tam giác cân.

b) Kẻ EM vuông góc với DP (M thuộc DP), kẻ FN vuông góc với DQ (N thuộc DQ). Chứng minh EM = FN.

c) Chứng minh: DM = DN.

d) Gọi I là giao điểm của EM và FN. Tam giác IEF là tam giác gì? Vì sao?

e) Khi 0 ˆ D60 và EP = FQ = EF, hãy tính số đo các góc của ∆DPQ và cho biết ∆IEF là tam giác gì?

f) Chứng minh DI là tia phân giác của góc EDF.

g) Chứng minh DI là đường trung trực của đoạn EF.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
4 tháng 3 2020 lúc 17:53

a) Ta có: \(\widehat{DEF}+\widehat{DEP}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{DFE}+\widehat{DFQ}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{DEF}=\widehat{DFE}\)(hai góc ở đáy của ΔDEF cân tại D)

nên \(\widehat{DEP}=\widehat{DFQ}\)

Xét ΔDEP và ΔDFQ có

DE=DF(ΔDEF cân tại D)

\(\widehat{DEP}=\widehat{DFQ}\)(cmt)

PE=FQ(gt)

Do đó: ΔDEP=ΔDFQ(c-g-c)

⇒DP=DQ(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔDPQ có DP=DQ(cmt)

nên ΔDPQ cân tại D(định nghĩa tam giác cân)

b) Ta có: ΔDEP=ΔDFQ(cmt)

\(\widehat{DPE}=\widehat{DQF}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{MPE}=\widehat{NQF}\)

Xét ΔMPE vuông tại M và ΔNFQ vuông tại N có

PE=FQ(gt)

\(\widehat{MPE}=\widehat{NQF}\)(cmt)

Do đó: ΔMPE=ΔNFQ(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒EM=FN(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: ΔMPE=ΔNFQ(cmt)

⇒MP=NQ(hai cạnh tương ứng)

Ta có: DM+MP=DP(do D,M,P thẳng hàng)

DN+NQ=DQ(do D,N,Q thẳng hàng)

mà DP=DQ(cmt)

và MP=NQ(cmt)

nên DM=DN(đpcm)

d) Ta có: ΔMPE=ΔNFQ(cmt)

\(\widehat{MEP}=\widehat{NFQ}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{MEP}=\widehat{FEI}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{NFQ}=\widehat{EFI}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{FEI}=\widehat{EFI}\)

Xét ΔIEF có \(\widehat{FEI}=\widehat{EFI}\)(cmt)

nên ΔIFE cân tại I(định lí đảo của tam giác cân)

e)

*Tính số đo các góc của ΔDQP

Xét ΔDEF cân tại D có \(\widehat{EDF}=60^0\)(gt)

nên ΔDEF đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

⇒DE=EF=DF và \(\widehat{EDF}=\widehat{DEF}=\widehat{DFE}=60^0\)(số đo của các cạnh và các góc trong ΔDEF đều)

mà EP=FQ=EF(gt)

nên PE=DE=EF=DF=FQ

Ta có: \(\widehat{DEF}+\widehat{DEP}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{DEP}=180^0-\widehat{DEF}=180^0-60^0=120^0\)

Xét ΔDEP có DE=EP(cmt)

nên ΔDEP cân tại E(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{P}=\frac{180^0-\widehat{DEP}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔDEP cân tại E)

hay \(\widehat{P}=\frac{180^0-120^0}{2}=30^0\)

Ta có: ΔDPQ cân tại D(cm câu a)

\(\widehat{P}=\widehat{Q}\)(hai góc ở đáy)

\(\widehat{P}=30^0\)(cmt)

nên \(\widehat{Q}=30^0\)

Ta có: ΔDPQ cân tại D(cmt)

\(\widehat{PDQ}=180^0-2\cdot\widehat{P}\)(số đo của góc ở đỉnh trong ΔDPQ cân tại D)

hay \(\widehat{PDQ}=180^0-2\cdot30^0=120^0\)

*Cho biết ΔIEF là tam giác gì

Ta có: ΔPEM vuông tại M(EM⊥PD)

\(\widehat{P}+\widehat{MEP}=90^0\)(hai góc phụ nhau)

hay \(\widehat{MEP}=90^0-\widehat{P}=90^0-30^0=60^0\)

\(\widehat{MEP}=\widehat{FEI}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{FEI}=60^0\)

Xét ΔIEF cân tại I có \(\widehat{FEI}=60^0\)(cmt)

nên ΔIEF đều

Vậy: Khi \(\widehat{EDF}=60^0\) và PE=EF=FQ thì số đo của các góc trong ΔDPQ lần lượt là: \(\widehat{P}=30^0\), \(\widehat{Q}=30^0\), \(\widehat{PDQ}=120^0\) và ΔIEF đều

f) Xét ΔDEI và ΔDFI có

DE=DF(ΔDEF cân tại D)

DI chung

EI=FI(ΔEFI cân tại I)

Do đó: ΔDEI=ΔDFI(c-c-c)

\(\widehat{EDI}=\widehat{FDI}\)(hai góc tương ứng)

mà tia DI nằm giữa hai tia DE,DF

nên DI là tia phân giác của \(\widehat{EDF}\)(đpcm)

g) Ta có: DE=DF(ΔDEF cân tại D)

⇒D nằm trên đường trung trực của EF(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(a)

Ta có: IE=IF(ΔIEF cân tại I)

⇒I nằm trên đường trung trực của EF(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(b)

Từ (a) và (b) suy ra DI là đường trung trực của EF(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Hương
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Nam
Xem chi tiết
HÙNG
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
huy11111111
Xem chi tiết
thảo my
Xem chi tiết
Nguyễn Đạt
Xem chi tiết
Dương Đức Anh
Xem chi tiết