Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit
b, Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
Cho 3,84 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1,45M
a, Chứng minh hỗn hợp kim loại còn dư
b, Nếu sau phản ứng thu được 13,325 gam muối khan thì khối lượng mỗi kimloaji trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu gam ?
c, Dung dịch sau phản ứng có thể tác dụng tối đa V lít dung dịch kiềm NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,5M. Tính V
Hỗn hợp X gồm Al , FexOy . Tiến hành phản ứng hoàn toàn m(g) hỗn hợp X trong điều kiện ko có ko khí thu đc hỗn hợp Y . Chia Y thành 2 phần . P1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,504 lít H2 (đktc) và còn lại 2,52 (g) chất rắn ko tan . P2 có khối lượng 14,895 (g) , cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,536 lít H2 (đktc)
1. Tính giá trị của m
2. Xác định CTHH của oxit sắt
Giải đúng mk tick . Mk đang cần gấp
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và R.
TN1: Cho 8g hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 l ở đktc.
TN2: Cho 16g hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 1 khí Z (sản phẩm khử duy nhất) không màu, mùi hắc. Khí Z này được hấp thụ hoàn toàn cvào 450 ml dung dịch KOH 2M thu được 75,2 g muối kali. Xác định R.
Cho 7,8 g hỗn hợp hai kim loại R hóa trị 2 và nhôm tác dụng với dung dịch H2 SO4 loãng dư khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch 2 muối ra 8,96 lít khí (đktc)
a) Tính khối lượng muối thu được và thể tích muối thu được dd H2SO4 2M tối thiểu cần dùng
b) Xác định R. Biết rằng trong hỗn hợp ban đầu tỉ lệ số mol R:Al là 1:2
Cho một lượng hỗn hợp chứa Na, K vào nước dư, thu được 0,336 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch 0,1M và CuSO4 0,12M, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
cho 40,8g hỗn hợp cu và fe3o4 tác dụng với 200ml dung dịch hno3 loãng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,912 lit NO duy nhất ở đktc, dung dịch B và phần kim loại không tan C. Hòa tan C trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,392 lit khí NO ở đktc.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng
b) Tính khối lượng các muối thu được trong dung dịch B.
Chia 7,22g hỗn hợp A gồm Fe và R (R là kim loại có hóa trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,128 lít H2 (đktc).
- Phần 2: Phản ứng với HNO3, thu được 1,792 lít NO (đktc).
a) Xác định kim loại R.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.