hòa tan 7.74 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al trong 500ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 1M và H2SO4 loãng 3.8M thu được dung dịch A và 8.736 lit H2 đktc.
a/ Kim loại đã tan hết chưa?
b/ TÍnh khối lượng muối trong dung dịch A
Hòa tan 10,4g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 6,72l khí H2 đktc. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi còn lại 16g chất rắn.
a) Xác định tên kim loại
b) tính khối lượng mỗi muối trong Y.
Dung dịch A chứa hỗn hợp KOH 0,02M và Ba(OH)2 0,005M; dung dịch B chứa hỗn hợp HCl 0,05M và H2SO4 0,05M.
a.Tính thể tích dung dịch B cần để trung hòa 1 lít dung dịch A?
b.Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch thu được sau phản ứng, cho rằng thể tích dung dịch không thay đổi.
Lấy 14,4g hỗn hợp Y gồm Fe và FexOy hòa tan hết trong dung dịch HCl 2M thu được 1,12l khí đktc. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa làm khô và nung đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp Y
b) Xác định công thức của oxit sắt
c) Tính thể tích dung dịch HCl cần lấy để hòa tan.
biết 28g hỗn hợp gồm 2 muối Na2SO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl thu được 3.36 lít khí ( đktc )
a. tính phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu .
b. tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
c. tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Câu 3:
Hòa tan hoàn toàn 88,05 gam hỗn hợp A gồm FeSO4, MgSO4, K2SO4 vào nước được dung dịch X. CHo dung dịch A tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Cô cạn dung dịch Y được 73,05 gam muối khan.
a. Tính thể tích dung dịch BaCl2 2M đã dùng và khối lượng kết tủa Z.
b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A biết số mol MgSO4 bằng 1/4 tổng số mol hỗn hợp A.
c. Lấy 400 gam dung dịch KOH 12,6% cho tác dụng với dung dịch Y thu được ở trên. Sau phản ứng, lọc tách kết tủa đam nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Câu 7: CHo 10,8 gam kim loại M có hóa trị III tác dụng với khí Cl2 dư thì thu được 53,4 gam muối. Em hãy xác định kim loại M đã dùng.
Câu 8: Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng hỗn hợp A gồm Al và Mg, người ta làm 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho m gam hh A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu đc 1568mk khí (đktc)
TN2: Cho m gam hh A tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thấy còn lại 0,6 gam chất rắn.
Tìm thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong A
Hòa tan m gam hôn hợp A gồm Al2O3 và Fe2O3 cần 210 ml dd HCl 2M. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp Atreen tác dựng với dd NaOH hư thấy còn 8 gam chất rắn không tan. Tính % theo khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp A.
Câu III
1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2CO3, MgO, a mol Fe3O4 và 2a mol KHCO3 vào 400 gam dung dịch H2SO4 17,15%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thi được khí CO2 ; dung dịch chứa (m+42,68) gam muôi sunfat trung hòa và 345,44, gam nước. Tìm giá trị của m và a.
2. Cho b gam hỗn hợp oxit sắt gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tan vừa hết trong dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y, thu được 70,4 gam muối khan. Mặt khác nếu sục khí clo dư vào dung dịch Y rồi cô cạn thì thu được 77,5 gam muối khan. Hãy tính b