Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình cảm gia đình

Phạm Minh Hạnh

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều." sử dụng biện pháp nghệ thuật gì

Thảo Phương
30 tháng 8 2018 lúc 19:24

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh: - Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy. - Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. - ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

Bình luận (0)
Đào Vũ Minh Đăng
10 tháng 9 2021 lúc 19:05

Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về  và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người. 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngô Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Quỳnh như Đặng thị
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
송중기
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết
송중기
Xem chi tiết
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết