Truyện ngắn Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường hết sức tinh tế. Thành công của truyện ngắn này được thể hiện trước tiên qua các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.
- Truyện kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm; bốcục được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật về buổi tựu trường đầu tiên nên dễ cảm nhận.
+) Truyện có nhiều tình cảm dạt dào về một thời tuổi thơ nên đậm chất trữ tình. Truyện cũng để lại nhiều chi tiết thú vị:
+) Lòng yêu mến, sự lo toan của người lớn đối với trẻ con trong lần đầu tiên các em được cắp sách đến trường.
+) Hình ảnh một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, con đường làng vừa quen vừa lạ, ngôi trường Mĩ Lí, lớp học mới, bạn bè mới...
- Đặc biệt là những hình ảnh so sánh gắn với thiên nhiên, diễn tả cảm xúc và tâm trạng nhân vật:
+) Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng,
+) Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
+) Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Tất cả các chi tiết trên đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, thiết tha cho tác phẩm ...
- Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô như thằng Sơn nữa.
- Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt qua trên ngọn núi.
*Ý nghĩa: Giúp thấy rõ được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" vì không còn được đi thả diều và nô đùa như hai người bạn của nhân vật, làm cho nhân vật nổi bật hơn.
Trong truyện ngắn '' Tôi đi học '' của Thanh Tịnh :
- So sánh thứ nhất:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
+ Ý nghĩa: Biện pháp so sánh thể hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu đi học, không chỉ bầu trời nở hoa mà lòng người cũng nở hoa.
- So sánh thứ hai:
“Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng như vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoảng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến, không làm bận tâm cậu bé.
- So sánh thứ ba:
+ “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng, so sánh người với vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến những chân trời mới lạ, cao rộng của những cậu học sinh thơ bé.
Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh: Nhà trường giống như tổ ấm, học trò như những cánh chim.
- So sánh thứ tư:
+ “Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cận cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”.
+ Ý nghĩa: loại so sánh ngang bằng như thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trống trường đối với tâm hồn học sinh. Lòng người dường như đang cùng hòa theo nhịp trống, để bước chân cũng co duỗi vung mạnh như đang đánh trống tưởng tượng, như đang bước theo nhịp trống dồn dập.
chỉ ra và nêu ý nghĩa một số hình ảnh so sánh trong tác phầm.Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này(nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm)
Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn Tôi đi học là :
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi NHƯ mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi NHƯ một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
- Họ NHƯ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.
- Họ thèm vụng và ước ao thầm được NHƯ những người học trò cũ, biết lớp , biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
- Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm NHƯ cái đình làng Hòa Ấp.
=> Ý nghĩa của các hình ảnh so sánh thể hiện:
- Cảm giác trong sáng tươi vui của nhân vâtj tôi khi lần đầu tiên đến lớp.
- Ý nghĩ thơ ngây của nhân vật tôi khi muốn thử súc mình.
- Tâm trạng bỡ ngỡ của các học sinh lần đầu đến lớp.
_Nhận xét về đặc sắc nghệ thuạt của truyện ngắn (nghệ thuật tự sự, miêu tả , biểu cảm)
+ Sử dụng hình thức nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.
+ Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế , gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng mẹ hiền thương con. Đã mấy lần tác giả trà vào bàn tay củ người mẹ.
+ Truyện được bố cục trong dòng hồi tưởng. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả với sự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các học sinh giàu chất gọi cảm. Toàn bộ truyện ngắn toát lên một chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
Truyện tôi đi học:
Truyện ngắn Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường hết sức tinh tế. Thành công của truyện ngắn này được thể hiện trước tiên qua các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.
- Truyện kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm; bốcục được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật về buổi tựu trường đầu tiên nên dễ cảm nhận.
- Truyện có nhiều tình cảm dạt dào về một thời tuổi thơ nên đậm chất trữ tình. Truyện cũng để lại nhiều chi tiết thú vị:
+ Lòng yêu mến, sự lo toan của người lớn đối với trẻ con trong lần đầu tiên các em được cắp sách đến trường.
+ Hình ảnh một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, con đường làng vừa quen vừa lạ, ngôi trường Mĩ Lí, lớp học mới, bạn bè mới...
- Đặc biệt là những hình ảnh so sánh gắn với thiên nhiên, diễn tả cảm xúc và tâm trạng nhân vật:
+ Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng,
+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Tất cả các chi tiết trên đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, thiết tha cho tác phẩm.