Đại số lớp 7

shun đó

Câu  3: Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y khi nào?Nêu các công thức liên quan?

Câu  4: Đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng y khi nào? Nêu các công thức liên quan?

Câu  5: Thế nào là biểu thức đại số? Lấy ví dụ?

Câu  6: Muốn cộng, trừ, nhân, chia các đơn thức một biến ta làm như thế nào?

Câu  7: Có mấy cách cộng trừ, nhân, chia đa thức một biến?

Câu  8: Nghiệm của đa thức là gì?

Câu  9: Nêu các cách chứng minh hai đường thẳng song song thường sử dụng?

Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 6 2023 lúc 23:05

Câu 8: Nghiệm của đa thức là giá trị mà khi thay vào đa thức ta được giá trị của đa thức là 0

Câu 6: 

Nếu cộng/trừ thì lấy những đơn thức đồng dạng cộng với nhau xong rồi cộng tổng các nhóm đó lại

Còn nếu là nhân/chia thì lấy hệ số nhân/chia hệ số; biến nhân/chia với biến xong rồi nhân các kết quả đó lại với nhau

Câu 4:

x tỉ lệ nghịch với y khi đại lượng x liên hệ với đại lượng y theo công thức y=a/x

xy=a; x=a/y; y=a/x

Câu 3: 

x tỉ lệ thuận với y khi đại lượng x liên hệ với đại lượng y theo công thức x=a*y

=>y=x/a; a=x/y

Bình luận (0)
Phùng Công Anh
29 tháng 6 2023 lúc 23:16

Câu 3:
Nếu đại lượng `x` liên hệ với đại lượng `y` theo công thức: `x = ky` `(`với `k` là hằng số khác `0)` thì ta nói `x` tỉ lệ thuận với `y` theo hệ số tỉ lệ `k.`

Câu 4:
Nếu đại lượng `x` liên hệ với đại lượng `y` theo công thức: `x=a/y` hay `xy = a` `(a` là một hằng số khác `0)` thì ta nói `x` tỉ lệ nghịch với `y` theo hệ số tỉ lệ `a.`

Câu 5:

Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ được gọi là biểu thức đại số.

VD: `3x+5;x^2+2yz;...`

Câu 6:

Cộng, trừ: Tìm các đơn thức đồng dạng rồi thực hiện  phép toán.

Nhân, chia: Nhân chia hệ số cho hệ số và các biến tương ứng cho nhau.

Câu 7:

- Cách 1: Cộng, trừ đa thức theo “hàng ngang”

- Cách 2: Sắp xếp các hạng từ của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột)

Câu 8:

Nếu tại `x=a,` đa thức` P(x)` có giá trị bằng `0` thì ta nói `a (`hoặc `x=a )` là một nghiệm của đa thức đó.

Câu 9:

Cách 1: Dựa vào tính chất đường thẳng song song:

- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng nếu có một trong những điều sau thì chúng song song với nhau:

+ Hai góc so le trong bằng nhau.

+ Hai góc đồng vị bằng nhau.

+ Hai góc trong cùng phía bù nhau.

Cách 2: Tiên đề Euclid

+ Qua một điểm chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua điểm đó song song với đoạn thẳng đã cho.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
tuy ngoc
Xem chi tiết
tuy ngoc
Xem chi tiết
ĐỨC TRỌNG
Xem chi tiết
Đỗ Việt Trung
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
Lee Ami
Xem chi tiết
Lê Di Min
Xem chi tiết
Phan thanh thanh thảo
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
Xem chi tiết