Câu 1: Viết công thức tính lực đẩy Ác si mét, nêu rõ các đại lượng trong công thức.
Câu 2: Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
Câu 3: Khi nào xuất hiện công cơ học?
Viết công thức tính công cơ học, nêu rõ các đại lượng và đơn vị của các đại lượng ấy.
Câu 4: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu?
Câu 5: Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N.Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, trọng lượng thực của vật nặng là bao nhiêu?
Câu 6: Một xe chở hàng, đầu máy phải tác dụng vào xe 1 lực kéo 5000N. Tính công của lực kéo thực hiện được khi nó đi được quãng đường là 9km.
Câu 7: Một quả dừa có khối lượng 2kg được thả rơi từ độ cao 9m.
a/ Chỉ ra lực đã thực hiện công trong trường hợp này.
b/ Tính công của lực đó.
Câu 8: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3
Câu 8:
Thể tích của quả cầu bằng đồng là: \(V=\frac{P}{d_đ}=\frac{4,45}{89000}=0,00005\) m3
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu khi nó nhứng trong rượu là
\(F_A=d_r.V=8000.0,0005=0,4\) N
Số chỉ của lực kế khi đó là
\(P-F_A=4,45-0,4=4,05\) N
Câu 1:
\(F_A=d.V\)
Trong đó
\(F_A\): lực đẩy Ác-si-mét (N)
\(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
\(V\): thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (m3)
Câu 2:
Điều kiện vật chìm: \(F_A< P\)
Điều kiện vật nổi: \(F_A>P\)
Điều kiện vật lơ lửng: \(F_A=P\)
Câu 3:
Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động
Công thức: \(A=F.s.\cos\alpha\)
Trong đó
\(A\): công sinh ra (J)
\(F\): lực tác dụng (N)
\(s\): quãng đường đi được (m)
\(\cos\alpha\): góc hợp bởi lực tác dụng và phương dịch chuyển
Câu 4:
V= 4 dm3= 0,004 m3
d= 1000 kg.m3= 10000 N/m3
\(F_A=\) d.V= 10000.0,004= 40 N
Câu 5:
Đổi 0,5 dm3= 0,0005 m3
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là
\(F_A=d.V=10000.0,0005=5\) N
Vì lực đẩy Ác-si-mét hướng lên trên do đó giá trị thực của trọng lực là: 5+5=10 N
Câu 6:
Đổi 9 km= 9000 m
Công của lực kéo là: \(A=F.s=5000.9000=45000\) kJ
Câu 7:
a. Trọng lực thực hiện công trong trường hợp vật rơi từ trên cao xuống
b. Công của trọng lực là
\(A=P.h=m.g.h=2.10.9=180\) J
Bạn cố gắng tách từng câu ra mọi người sẽ theo dõi và trả lời dễ hơn nhé.