Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ARMY ko tên

Câu 1: Trình bày thời gian, dặc điểm kinh tế cơ cấu xã hội của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây.

Câu 2: Nhân dân ta thời Lý Trần phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào (thời gian, lực lượng)

Câu 3: Diễn biến cuộc kháng chiến Tống thời Lý; Mông Nghuyên thời Trần.

a) Thời gian bắt đầu, kết thúc của cuộc kháng chiến.

b) Đường lối của cuộc kháng chiến (Tống; Mông Nguyên) ?

c) Đường lối kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta thời Lý Trần.

Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta thời Lý Trần (Tống; Mông Nguyên) ?

Nhờ @Huyền Anh Kute nhìu lắm

Phạm Bình Minh
29 tháng 12 2017 lúc 22:20

Câu 3

Thời Lý, Trần nhân dân ta đã đương đầu với những cuộc xâm lược:

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Lực lượng quân xâm lược

Chống quân xâm lược Tống

1075 – 1077

10 vạn bộ binh, 20 vạn dân phủ

Kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ

1/1258

3 vạn

Kgáng chiến lần thứ II chống quân xâm lược Nguyên.

1/1285

50 vạn

Kháng chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên

12/1287

30 bạn

2. Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần:

a. Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến:

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Chống quân xâm lược Tống

10/1075

3/1077

Kháng chiến lần thứ I chống quân xâm lược Mông Cổ

1/1258

29/1/1258

Kháng chiến lần thứ II chống quân xâm lược Nguyên

1/1285

6/1285

Kháng chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên

12/1287

4/1258

b. Đường lối đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến:

Kháng chiến chống Tống: Đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta. Giai đoạn 1: chủ động tấn công trước để tự vệ… Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến phản công tiêu hao lực lượng, buộc chúng đầu hàng rút quân về nước. Kháng chiến chống Mông – Nguyên: Khi giặc mạnh rút lui bảo toàn lực lượng Thực hiện “vườn không nhà trống”. Khi giặc lâm vào thế khó khăn phản công tiêu diệt. Trong lần 3 diệt đoàn thuyền lương, lập trận địa trên sông Bạch Đằng.
Phạm Bình Minh
29 tháng 12 2017 lúc 22:21

Cau 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần:

Nội dung

Kháng chiến chống Tống thời Lý

Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần

Nguyên nhân thắng lợi

Ý chí độc lập tự chủ của toàn dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Tài mưu lược của anh hung Lý Thường Kiệt.

Tinh thần đoàn kết toàn dân.

Chiến lược chiến thuật tài tình của vua quan nhà Trần.

Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng.

Ý nghĩa lịch sử

Buộc nhà Tống phải bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.

Nền độc lập tự chủ được bảo vệ.

Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.

Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.

Củng cố khối đoàn kết toàn dân.

Phạm Bình Minh
29 tháng 12 2017 lúc 22:02

Câu 1:. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính
- Gồm Chủ nô và nô lệ là chính

Các điểm giống nhau :

Kinh tế: Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp. Xã hội: Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu. Chính trị: Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến. Tư tưởng: Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).
Phạm Bình Minh
29 tháng 12 2017 lúc 22:08

Phương đông

Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

P. Tây

Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản

ARMY ko tên
29 tháng 12 2017 lúc 21:48

khocroikhocroikhocroimai kiểm tra rồi

Phúc
22 tháng 3 2020 lúc 10:31

Câu 2: Nhân dân ta thời Lý Trần phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào (thời gian, lực lượng)

* Bảng các cuộc chiến tranh xâm lược dưới thời Lý - Trần

Cuộc kháng chiến

Thời gian

Lượng lượng quân xâm lược

Chống quân xâm lược Tống

1075 - 1077

30 vạn quân Tống

Kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ

1258

hơn 3 vạn quân Mông Cổ

Kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên

1285

50 vạn quân Nguyên

Kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên

1287 - 1288

hơn 30 vạn quân Nguyên

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Minh
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Hà
Xem chi tiết
Hồ Hòa Bình
Xem chi tiết
Makoto Konno
Xem chi tiết
Bùi Quang
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết