Câu 1: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sx cây công nghiệp lớn của cả nước?
Câu 2: Nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL.
Câu 3: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở vùng ĐBSCL. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?
Câu 4: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ) của vùng ĐBSCL.
(SGK trang 129->131)
Câu 5: Căn cứ vào bảng 36.1 sgk trang 129, hãy tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này.
Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước? Câu 7: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế phát triển mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ?
1. Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
2. Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
- Địa hình thấp và khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Đất : Diện tích gần 4 triệu ha. Bao gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Trong đó, đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha tạo điều kiện để phát triển cây lúa nước.
- Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
- Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.
⟹ phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm và có hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản.
⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác cho phát triển công nghiệp.
3. * Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Dân cư:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông (16,7 triệu người năm 2002).
+ Mật độ dân số cao.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số khá cao.
+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người Chăm, người Hoa.
- Xã hội:
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp, tỉ lệ dân thành thị chưa cao.
+ Tỉ lệ hộ nghèo thấp, thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình cao.
+ Trình độ dân trí thấp.
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
⟹ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ:
- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tạo ra việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
4. Tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
Bảng 36.1. Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2002
Vùng Tiêu chí |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Cả nước |
Diện tích (nghìn ha) |
3834,8 |
7504,3 |
Sản lượng (triệu tấn) |
17,7 |
34,4 |
- Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).
+ Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.
+Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi …
- Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Thủy sản:
+ Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
+ Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
2. Công nghiệp
- Tỉ trọng thấp.
- Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Bảng 36.2. Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000
Ngành sản xuất |
Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%) |
Hiện trạng |
Chế biến lương thực, thực phẩm |
65,0 |
Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thủy sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật. Sản phẩm xuất khẩu: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả đông lạnh, hoa quả. Phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trong vùng,… |
Vật liệu xây dựng |
12,0 |
Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất là nhà máy xi măng Hà Tiên II |
Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác |
23,0 |
Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất. |
- Phân bố: tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.
3. Dịch vụ
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
+ Xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
- Vùng đang đực đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.
5. - Tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng Bằng sông Cửu Long so với cả nước (năm 2002).
+ Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước : 51,1%.
+ sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước: 51,5%.
* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
- Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu chủ lực).
- Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy ngành này phát triển.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát huy hiệu quả những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng, góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên (thau chua, rửa mặn).
6. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
+ Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
+ Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với hệ thống sông Tiền sông Hậu tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động đông, có truyền thống, có khả năng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,
+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng.
- Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.
7. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
1. Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.