câu 1: Nêu hình dạng cấu tạo và kích thước của vi khuẩn
câu 2 những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?Trong trồng trọt muốn hạt nảy mầm tốt cần phai làm gì?
câu 3: Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng của thực vật
caau4 tìm điểm giống và khác nhau giữa cây 1 lá mấm và cây 2 lá mầm
Câu 1:
- Hình dạng: hình xoắn, hình cầu, hình chuỗi,...
-Cấu tạo: cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh.
-Kích thước: kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm
Câu 2:
- Điều kiện bên ngoài: không khí, độ ẩm, nhiệt độ
- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt
- Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm tốt ta phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt, chăm sóc hạt đã gieo bằng cách chống úng, chống hạn, chống rét, và phải gieo hạt đúng thời vụ.
Câu 3:
- Là học sinh chúng ta cần làm các việc sau để bảo vệ sự đa dạng thưc vật:
+ Ngăn chặn chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
+ Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ thực vật
+ Không nên khai thác các loài thực vật quý hiếm
...
Câu 4:
Giống nhau: đều là thực vật Hạt kín
Khác nhau:
Đặc điểm | Lớp hai lá mầm (cây hai lá mầm) | Lớp một lá mầm ( cây một lá mầm) |
Kiểu rễ | Rễ cọc | Rễ chùm |
Kiểu gân lá | Gân hình mạng | Gân song song hoặc hình cung |
Số lá mầm | 2 lá mầm | 1 lá mầm |
Số cánh hoa | 5 cánh hoa | 6 cánh hoa |
Dạng thân | Thân gỗ, thân cỏ,.. | Thân cột, thân cỏ,... |
Ví dụ | Bưởi, đậu, xoài, mận, ổi,... | Lúa, ngô, cau, dừa, kê,... |
Chúc các bạn học tốt
câu 1:Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hình dạng:
+ Hình cầu ( cầu khuẩn)
+ Hình que ( trực khuẩn)
+ Hình dấu phẩy ( phẩy khuẩn)
+ Hình xoắn ( xoắn khuẩn)…
Kích thước: rất nhỏ
- Cấu tạo: tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
câu 2
TL: + Điều kiện bên ngoài: đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp .
+ Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt.
+ Biện pháp :
- Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới….
- Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước.
- Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo.
- Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt
câu 3
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vạt quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
+tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng
‐Lớp 1 lá mầm là :
+Kiểu rễ:chùm
+Gân lá:song song, vòng cung.
+Thân:cỏ, cột.
+Số cánh hoa:6 cánh trở lên.
+Số lá mầm trong phôi hạt.1 lá.
‐Lớp 2 lá mầm là:
+Kiểu rễ:cọc.
+Gân lá:mạng.
+Thân:đa dạng.
+Số cánh hoa:4 đến 5 cánh.
+Số lá mầm trong phôi hạt:2 lá
#---bạn nên kẻ bảng để bài làm khoa học hơn và đk điểm cao hơn
Câu 1:
+ Hình dạng của vi khuẩn : Hình que, hình cầu, hình xoắn, hình dấu phẩy
+ Cấu tạo: cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh.
* Hình ảnh minh họa cho cấu tạo của vi khuẩn:
+Kích thước : Kích thước vi khuẩn được đo bằng micromet (1 pn = 1/1000 mm). Kích thước và hình thể của các loại vi khuẩn khác nhau thì không giống nhau và củng phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của chúng.
Câu 2:
Các điều kiện nảy mầm của hạt :
- Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được.
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…
Câu 3:
* Là học sinh chúng ta cần phải thực hiện những công việc để góp phần bảo vệ sự đa dạng của thực vật là:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
Để môi trường xanh sạch, trong lành, .........
Câu 4:
*Đáp án:
+ Điểm giống nhau giữa hạt cây 2 lá mầm (hạt đỗ đen) và cây 1 lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.+ Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.
Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...
Chúc bạn học tốt !!!
Câu 1:
- Hình dạng:Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu. hình phẩy, hình xoắn...
- Cấu tạo:Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Kích thước:Đa số các vi khuẩn có đường kính từ 0,2 – 2,0 µm, chiều dài từ 2,0 – 8,0 µm.
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…
-Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt ta cần cho hạt đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra còn phải lựa chọn hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…Khi gieo hạt phải làm đất tươi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: Chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ,... Câu 3: - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng... => Là một học sinh cần phải : - Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương. Câu 4: Khác nhau:
+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song
+ Lớp hai lá mầm: Phôi có 2 lá mầm, Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng
Câu 1: - Vi khuẩn có thể có hình dạng: hình que, hình gậy, hình cầu, hình sợi,...
Vi khuẩn có kích thước nhỏ bé, mắt thường không thấy được.
- Cấu tạo tế bào: không chứa chất diệp lục
-> Những vi khuẩn có roi có thể di chuyển được
-> Vi khuẩn có hình thước dinh dưỡng: Tự dưỡng và dị dưỡng
-> Hình thức dị dưỡng bao gồm: hoại sinh và kí sinh
Câu 2: - Nước, nhiệt độ, không khí
- Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. Khi gieo hạt cần phải làm đât tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống tét, hải gieo hạt đúng thời vụ
Câu 3: - Chúng ta cần phải ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của từng loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài động vật. Trong đó có thực vật quý hiếm . Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rông rãi trong nhân dân để cùng bảo vệ rừng
Câu 1:Vi khuẩn có:
-Hình dạng: hình cầu, hình que, hình vảy,dấu phẩy, xoắn.
-Cấu tạo:đơn giản ,có chất tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh.
-Kích thước:vi khuẩn có kích thước nhỏ.
Câu 2:
-Điều kiện bên ngoài:đủ nước, không khí,nhiệt độ thích hợp.
-Điều kiện bên trong:chất lượng hạt giống tốt
-Biện pháp:
+Làm cho đất tơi,xốp,thoáng như cày,cuốc,xới,...
+Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo,nếu bị ngập úng phải tháo hết nước.
+Gieo hạt đúng thời vụ,khi trời quá rét phải ủ rơm rạ lên hạt lên hạt mới gieo.
+Chon hạt giống và đảm bảo hạt giống tốt.