Câu 1: Một vật chuyển động theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: lực kéo F = 500N, vật đi quãng đường 25m.
- Giai đoạn 2: lực kéo giảm đi một nửa, quãng đường tăng lên gấp đôi.
Hãy so sánh công của lực trong hai giai đoạn trên.
Câu 2: Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu?
Câu 3: Một thang máy có khối lượng m = 580 kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện.
a/ Công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó là bao nhiêu?
b/ Biết hiệu suất của máy là 75%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản.
Câu 4: Một máy bay trực thăng khi cách cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 11600 N, sau thời gian 1 phút 20 giây máy bay đạt được độ cao 720m. Hãy tính công suất động cơ của máy bay.
Câu 5: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ có khối lượng 125 kg lên cao 70 cm trong thời gian 0,3 giây. Tính công và công suất của người lực sĩ trong trường hợp này.
Câu 6: Một con ngựa kéo một cái xe với lực không đổi 1200N đi được 6km trong 40 phút. Tính công và công suất của con ngựa.
Câu 7:Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contennơ nặng 10 tấn lên cao 5m mất 20 giây.
a/ Tính công suất của cần cẩu.
b/ Cần cẩu này chạy bằng điện, với suất hiệu 65%. Hỏi để nâng 300 contennơ thì cần bao nhiêu điện năng?
Câu 8: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/ m3.
Câu 9: Để kéo một vật có khối lượng 72kg lên độ cao 10m, người ta dùng một máy kéo có công suất 1580W và hiệu suất 75%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên.
Câu 10: Hãy giải thích:
a/ Tại sao các chất trông có vẻ liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ những hạt riêng biệt?
b/ Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
c/ Tại sao khi mở nút một lọ nước hoa đầu lớp học thì phải sau vài giây ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa?
d/ Tại sao quả bóng bay được bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần?
Câu 7: Tham khao:
a) \(10tan=10000kg\)
Công cần thiết để làm việc trên:
\(A=P.h=10000.5=500000\left(J\right)\)
Công suất của cần cẩu:
\(p=\dfrac{A}{t}=\dfrac{500000}{20}=2500\left(W\right)\)
b) Điện năng cần để nâng 300coteno:
\(Q=\dfrac{A}{H}.300\approx23076923,8\left(J\right)\)
Vậy … (tự kết luận a, b)
Câu 1: Công của lực trong hai giai đoạn trên bằng nhau
Câu 2: Tham khảo:
Công suất của động cơ ô tô:
\(P=F.v=4000.10=40000\left(W\right)\)
Công của động cơ ô tô:
\(A=P.t=40000.300=\text{12000000}\left(J\right)\)
Vậy ...
Câu 3: Tham khao:
a) Lực căng dây nhỏ nhất để kéo vật lên:
\(F=P=580.10=5800\left(N\right)\)
Công của lực căng dây:
\(A=F.S=5800.125=\text{725000}\left(J\right)\)
b) Hiệu suất: \(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}\)
Suy ra công máy thực hiện:
\(A_{tp}=\dfrac{A_i}{H}=\dfrac{725000}{0,75}\approx966666,7\left(J\right)\)
Công hao phí:
\(A_{hp}=A_{tp}-A_i=966666,7-725000=\text{241666.7}\left(J\right)\)
Vậy … (tự kết luận a, b)
câu 8:
Giải:
Trọng lượng của 1\(m^3\) nước là:
Theo công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng
ta có: d= 10.D= 10. 1000= 10 000( N)
Quãng đường của công là:
s= v.t= 120 . 25= 3000 (s)
Công của của dòng nước là:
A= F.s= 10 000. 3000= 30 000 000 (J)
Đổi 1 phút= 60s
Công suất của dòng nước là:
p=\(\dfrac{A}{t}=\dfrac{30000000}{60}=500000W=50kW\)
Vậy:................
* lưu ý: tôi không biết dùng p hoa trên này, nên dùng p thay thế nhé !
câu 6:
Tóm tắt:
P= 1200N
v= 6 km
t= 40 phút= \(\dfrac{2}{3}\) giờ
____________
Tìm: A=? (J)
p= ? (W)
Giải:
Quang đường cần kéo là:
s= v.t= 6. \(\dfrac{2}{3}=4\)(km)
Công kéo là:
A= \(F.s=\) 1200. 4= 4800 (J)
Công suất kéo là:
\(p=\dfrac{A}{t}=\dfrac{4800}{\dfrac{2}{3}}=800\left(W\right)\)
Vậy:...............................
Bài 2 :
Tóm tắt :
\(F=4000N\)
\(v=36km/h=10m/s\)
\(t=5p=300s\)
\(A=?\)
GIẢI :
Quãng đường ô tô đi là :
\(s=v.t=10.300=3000\left(m\right)\)
Công thực hiện của xe là ;
\(A=F.s=4000.3000=12000000\left(J\right)=12000kJ\)
* Cách khác : Công suất của xe là :
\(P=F.v=4000.10=40000\left(W\right)\)
Công thực hiện của xe là :
\(A=P.t=40000.300=12000000\left(J\right)=12000kJ\)
Vậy công thực hiện của xe là 12000kJ.
Bài 5 :
Tóm tắt :
\(m=125kg\)
\(h=70cm\)
\(t=0,3s\)
\(A=?\)
\(P=?\)
GIẢI :
Trọng lượng của người lực sĩ là :
\(P=10m=10.125=1250\left(N\right)\)
Công do người lực sĩ thực hiện :
\(A=F.s=P.h=1250.0,7=875\left(J\right)\)
Công suất do người lực sĩ thực hiện là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{875}{0,3}\approx2916,67\left(W\right)\)
* Cách khác để tính công suất :
Vận tốc để nâng quả tạ lên là :
\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{0,7}{0,3}=\dfrac{7}{3}\left(m/s\right)\)
Công suất do người lực sĩ thực hiện là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.s}{t}=F.\dfrac{s}{t}=F.v=1250.\dfrac{7}{3}\approx2916,67\left(W\right)\)
Đáp số : \(\left\{{}\begin{matrix}A=875\left(J\right)\\P\approx2916,67\left(W\right)\end{matrix}\right.\)
Câu 9:
Công mà máy đã thực hiện ( công có ích ) để kéo vật là :
\(A_1=10m.s=10.72.10=7200\left(J\right)\)
Công toàn phần mà máy đã thực hiện là :
\(A_2=\dfrac{A_1}{H}=\dfrac{7200}{75}.100=9600\left(J\right)\)
Thời gian máy thực hiện trong công việc trên là :
\(t=\dfrac{A}{P}=\dfrac{9600}{1580}\approx6\left(s\right)\)
Câu 10: Tham khao:
a) Chúng ta nhìn thấy liền một khối vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được
b) đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn
d) Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng nhìn thì có vẻ liền, nhưng thực ra chúng không liền một khối vì giữa các phần tử của chất cao su có khoảng cách. Do đó các phân tử khí trong quả bóng cao su chui qua các khoảng cách đó thoát ra ngoài nên dù có buột chặt cũng cứ ngày một xẹp dần
Bài 6 :
Tóm tắt :
\(F=1200N\)
\(s=6km=6000m\)
\(t=40p=2400s\)
\(A=?\)
\(P=?\)
GIẢI :
Công thực hiện của con ngựa là :
\(A=F.s=1200.6000=7200000\left(J\right)\)
Công suất thực hiện của con ngựa là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{7200000}{2400}=3000\left(W\right)\)
* Cách khác khi tính công suất :
Vận tốc của con ngựa là :
\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{6000}{2400}=2,5\left(m/s\right)\)
Công suất của con ngựa là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.s}{t}=F.\dfrac{s}{t}=F.v=1200.2,5=3000\left(W\right)\)
Đáp số : \(\left\{{}\begin{matrix}A=7200000J\\P=3000W\end{matrix}\right.\)
Bài 4 :
Tóm tắt :
\(F=11600N\)
\(t=1'20s=80s\)
\(s=720m\)
\(P=?\)
GIẢI :
Công thực hiện là :
\(A=F.s=11600.720=8352000\left(J\right)\)
Công suất của động cơ máy bay là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{8352000}{80}=104400\left(W\right)\)
* Cách khác : Vận tốc của máy bay :
\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{720}{80}=9\left(m/s\right)\)
Công suất của động cơ máy bay là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.s}{t}=F\dfrac{s}{t}=F.v=11600.9=104400\left(W\right)\)
Vậy công suất của động cơ máy bay là : 104400W.