Bài 60: Động vật quý hiếm

TRịnh Thị HƯờng

CÂU 1 giải thích vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con = sữa ở thú lại ưu việt hơn đẻ trứng ở cá ,bò sát,chim

CÂU 2 nêu đặc điểm hệ thần kinh của lớp thú .

CÂU 3 nêu ý nghĩa cây phát sinh giới động vật

CÂU 4 nêu đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh sản của chim bồ câu thích nghi vs đời sống bay lượn

CÂU 5 nêu đặc điểm của thỏ

----------------------------------CỐ GIÚP MK VS-----------------------

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 4 2017 lúc 21:06

Câu 1:

- ĐẺ TRỨNG: trứng sinh ra có thể gặp môi trường không thuận lợi, hoặc bị động vật khác ăn --> khả năng sống sót thấp. (những loài đẻ trứng thường đẻ rất nhiều trứng). Phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng.
- ĐẺ TRỨNG THAI (NOÃN THAI SINH): thực chất là đẻ trứng nhưng trứng được giữ lại trong cơ thể mẹ đến khi nở ra con mới sinh ra ngoài, vì vậy trứng được bảo vệ tốt hơn. Phôi thai vẫn phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng.
- ĐẺ CON (THAI SINH): Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít).

Câu 2:

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
Câu 3:

cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh tù một gốc chung . các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm đv .kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu .Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần vs nhau hơn

Câu 4:

Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
Câu 5:

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
24 tháng 4 2017 lúc 14:19

Câu 1 :

Hiện tượng thai sinh và đẻ con nuôi con bằng sữa có ưu điểm hơi vì:
- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng.
- Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.

Câu 3 :

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.


Câu 4 :

Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lồng ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi (lang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).


Câu 5 :

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Bình luận (0)
Nhật Linh
24 tháng 4 2017 lúc 14:24

Câu 2:

1. Não bộ

Não bộ của thú là hoàn thiện nhất, phân hóa ở các mức độ khác nhau. Có trung ương thần kinh mới là vỏ xám bán cầu não, còn gọi là vòm não mới. Tuy nhiên một số loài thú như thú huyệt vòm não mới chưa phát triển, còn thú túi thì vòm não mới chiếm một phần của não bộ. Thú ăn sâu bọ và dơi có chất xám chiếm toàn bộ vòm não, còn vòm não cũ chuyển tới bề mặt trung gian của bán cầu não, hình thành bộ phận cá ngựa (hippocampus). Phần nối giữa 2 bán cầu não là thể chai và tam giác não, nhờ vậy 2 bán cầu não có mối liên hệ với nhau.

- Bán cầu não lớn cả về khối lượng lẫn diện tích, phân hóa cao. Tiến hóa của não thú là mặt dưới các bán cầu có xuất hiện nhiều khe, rãnh (như rãnh dọc, rãnh ngang, rãnh rôlando..). Các nhóm thú có nhau thấp (thú ăn sâu bọ, thú gậm nhấm, dơi...) vỏ não còn trơn, còn các nhóm thú cao hơn thì não có nhiều khe, rãnh hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quốc Nam
Xem chi tiết
Hậu Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Anh Trịnh
Xem chi tiết
Kun ZERO
Xem chi tiết
Nhuy Bunny
Xem chi tiết
Hiệp Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Hiệp Nguyễn
Xem chi tiết