câu 1 : cho đoạn mạch AB có hiệu điện thế U không đổi gồm có hai điện trở R1= 20Ω và R2 mắc nối tiếp . Người ta đo được hiệu điện thế trên R1 là U1 =40V . bây giờ người ta thay điện trở R1 bởi 1 điện trở R1 =10 Ω và người ta đo được hiệu điện thế trên R1 là U1 =25V . hãy xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R2
câu 2 : Có ba điện trở R1 R2 và R3 . khi mắc chúng nối tiếp với nhau , thì khi đtặ vào 2 đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế u=110V dòng điện trong mạch có cường độ là I1 = 2A . Nếu chỉ mắc nối tiếp R1 và R2 thì cường độ dòng điện trong mạch gồm R1 và R2 là I2 = 5,5 A . còn nếu mắc nối tiếp R1 , R3 thì hiệu điện thế U cường độ dòng điện trong mạch gồm R1 và R3 là I3 = 2,2 A . Tính R1 , R2, R3
câu 3: giữa hai điểm A,B của một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi và bằng 12V , người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R1=10Ω và R2=14Ω
a, tính R tương đương của đoạn mạch
b, Tính CĐDĐ chính , Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở
c, mắc thêm điện trở R3 nối tiếp vơi hai điện trở trên , Dùng vôn kế đo được hiệu điện thế giữa 2 đầu R3 là U3 =4V . Tính R3
Bài 3:
a) - Sơ đồ mạch điện: \(R_1ntR_2\)
Từ sơ đồ mạch điện: \(\Rightarrow R_{TĐ}=R_1+R_2=10+14=24\left(\Omega\right)\)
b) Cường độ dòng điện chạy qua mạch là:
\(I=\dfrac{U}{R_{TĐ}}=\dfrac{12}{24}=0,5\left(A\right)\)
Vì \(R_1ntR_2\) nên \(I=I_1=I_2=0,5\left(A\right)\)
c) Vì \(R_1ntR_2ntR_3\) nên: \(\Rightarrow I=I_1=I_2=I_3=\dfrac{U}{R_{TĐ}}=\dfrac{12}{24+R_3}\left(A\right)\)
Vì \(R_1ntR_2ntR_3\) nên: \(U=U_1+U_2+U_3=12V\)
\(\Rightarrow U=I_1R_1+I_2R_2+U_3=12V\)
\(\Rightarrow U=\dfrac{12}{24+R_3}\cdot10+\dfrac{12}{24+R_3}\cdot14+4=12V\)
\(\Rightarrow R_3=12\left(\Omega\right)\)
Vậy ............................................
Câu 1: Giải:
Vì \(R_1 nt R_2\) nên:
\(R_{tđ}=R_1+R_2=20+R_2\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:
\(I=I_1=I_2=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{U}{20+R_2}\left(A\right)\)
Hiệu điện thế trong điện trở R1 là:
\(U_1=R_1.I_1\Leftrightarrow40=20.\dfrac{U}{20+R_2}\) (1)
Khi thay điện trở R1 bằng điện trở R'1=10Ω và vì: \(R_1' nt R_2\) nên
\(R_{tđ}'=R_1'+R_2=10+R_2\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:
\(I'=I_1'=\dfrac{U}{R_{tđ}'}=\dfrac{U}{10+R_2}\left(A\right)\)
Hiệu điện thế trên R1' là:
\(U_1'=R_1'.I_1'\Leftrightarrow25=10.\dfrac{U}{10+R_2}\)(2)
Chia vế theo vế của (1) cho (2) ta được:
\(\dfrac{40}{25}=\dfrac{\dfrac{20U}{20+R_2}}{\dfrac{10U}{10+R_2}}\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{20U\left(10+R_2\right)}{10U\left(20+R_2\right)}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{2\left(10+R_2\right)}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{20+R_2+R_2}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=1+\dfrac{R_2}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{3}{5}=\dfrac{R_2}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow5R_2=3\left(20+R_2\right)\\ \Leftrightarrow5R_2=60+3R_2\\ \Leftrightarrow2R_2=60\\ \Leftrightarrow R_2=30\)
Thay R2=30 vào (1) ta có:
\(40=20.\dfrac{U}{20+R_2}\Leftrightarrow40=\dfrac{20U}{20+30}\\ \Leftrightarrow20U=2000\\ \Leftrightarrow U=100\)
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 100V và R2=30Ω.
Câu 2: Giải:
Khi mắc nối tiếp cả ba điện trở thì điện trở tương đương của mạch điện là:
\(R_{tđ1}=R_1+R_2+R_3\)
Khi đó cường độ dòng điện trong mạch là:
\(I_1=\dfrac{U}{R_{tđ1}}\Leftrightarrow2=\dfrac{110}{R_1+R_2+R_3}\)
Suy ra: \(R_1+R_2+R_3=\dfrac{110}{2}=55\left(\Omega\right)\) (1)
Khi chỉ mắc hai điện trở R1 và R2 nối tiếp nhau thì điện trở tương đương của mạch điện lúc này là:
\(R_{tđ2}=R_1+R_2\)
Và cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:
\(I_2=\dfrac{U}{R_{tđ2}}\Leftrightarrow5,5=\dfrac{110}{R_1+R_2}\)
Suy ra: \(R_1+R_2=\dfrac{110}{5,5}=20\left(\Omega\right)\) (2)
Tương tự: Khi chỉ mắc hai điện trở R1 và R2 thì điện trở tương đương của mạch điện là:
\(R_{tđ3}=R_1+R_3=\dfrac{U}{I_3}=\dfrac{110}{2,2}=50\left(\Omega\right)\)(3)
Từ (2) và (3) ta có:
\(R_{tđ2}+R_{tđ3}=R_1+R_2+R_1+R_3=20+50\\ \Leftrightarrow R_1+R_1+R_2+R_3=70\left(\Omega\right)\) (4)
Thay (1) vào (4) ta được:
\(R_1+R_1+R_2+R_3=70\Leftrightarrow R_1+R_{tđ1}=70\\ \Leftrightarrow R_1+55=70\\ \Leftrightarrow R_1=15\left(\Omega\right)\)
Thay R1=15 vào (2) ta được:
\(R_1+R_2=20\Leftrightarrow15+R_2=20\\ \Leftrightarrow R_2=5\left(\Omega\right)\)
Thay R1 = 15 vào (3) ta được:
\(R_1+R_3=50\Leftrightarrow15+R_3=50\\ \Leftrightarrow R_3=35\left(\Omega\right)\)
Vậy: \(R_1=15\Omega\\ R_2=5\Omega\\ R_3=35\Omega\)
Bài 1:
*Cách khác nhanh hơn:
❏Hiệu điện thế của R2 khi mắc nối tiếp với R1 là:
\(U_2=I_2\cdot R_2=I_1\cdot R_2=\dfrac{40}{20}R_2=2R_2\left(V\right)\)
Vì \(R_1ntR_2\) nên: \(U=U_1+U_2=40+2R_2\left(1\right)\)
❏Hiệu điện thế của R2 khi mắc nối tiếp với R1' là:
\(U_2'=I_2'\cdot R_2=I_1'\cdot R_2=\dfrac{25}{10}R_2=2,5R_2\left(V\right)\)
Vì \(R_1'ntR_2\) nên: \(U=U_1'+U_2'=25+2,5R_2\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow40+2R_2=25+2,5R_2\)
\(\Rightarrow R_2=30\left(\Omega\right)\)
\(\Rightarrow U=40+2R_2=40+2\cdot30=100\left(V\right)\)
Vậy .........................................
Câu 1 : giải
Hđt giữa hai đầu đoạn mạch lúc đầu là :
u12(1) = u1 + u2 = 40 + r2 . 2 (V)
Hđt giữa hai đầu đoạn mạch khi thay điện trở r1' là :
u12(2) = u1' + u2 = 25 + r2 . 2,5 (V)
Vì cùng một hđt : u12(1) = u12(2)
\(\Leftrightarrow\) 40 + r2 . 2= 25 + r2 . 2,5
\(\Leftrightarrow\) 15 = 0,5r2
\(\Leftrightarrow\) r2 = \(\frac{15}{0,5}\) = 30 Ω (3)
đtrở tương đương : r12 = r1 + r2 = 20 + 30 = 50 Ω
hđt hai đầu đoạn mạch là : u12 = r12 . I = 50 . 2 = 100 V
hđt giữa hai đầu đtrở r2 là : u2 = u12 - u1 = 100 - 20 = 80 V
Chúc bạn học tốt nha ^^