Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kay Nguyễn

Câu 1: Cặp số (-2,3) là nghiệm của phương trình nào trong các phương trình sau:

a) \(y-x=1\) b) \(2x+3y=5\) c) \(2x+y=-4\) d) \(2x-y=7\)

Câu 2: Tìm các giá trị của tham số m để cặp (2,-1) là nghiệm của phương trình \(mx-5y=3m-1\)

Câu 3: Cho biết (0,-2)và (2,-5) là hai nghiệm của phương trình bặc nhất hai ẩn. Hãy tìm phương trình bậc nhất hai ẩn đó.

Câu 4: Viết công thức nghiệm tổng quát và biểu diễn tập nghiệm của các phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ.

a) \(2x-y=3\) b) \(5x+0y=20\) c) \(0x-8y=16\)

Câu 5: Cho đường thẳng d có phương trình: \(\left(2m-1\right)x+3\left(m-1\right)y=4m-2\)

Tìm các giá trị của tham số m để:

a) d song song với trục hoành

b) d song song với trục tung

c) d đi qua gốc tọa độ

d) d đi qua điểm (2,1)

Câu 6: Trong các cặp số (0,2), (-1,-8), (1,1), (3,-2), (1,-6) cặp số nào là nghiệm của phương trình \(3x-2y=13\) ?

cảm ơn mn nhé !

Akai Haruma
29 tháng 12 2018 lúc 0:21

Bài 1:
Thay, thử giá trị $(x,y)=(-2,3)$ vào các phương trình trong các đáp án, ta thấy chỉ phương trình $b$ thỏa mãn : $2.(-2)+3.3=5$ nên cặp số đã cho là nghiệm của PT (b)

Bài 2:

Để $(-2;1)$ là nghiệm của pt đã cho thì khi thay giá trị $x=-2;y=1$ vào pt thì phải thỏa mãn.
\(m.2-5.(-1)=3m-1\)

\(\Rightarrow 2m+5=3m-1\Rightarrow m=6\)


Akai Haruma
29 tháng 12 2018 lúc 0:29

Bài 3:
Đặt pt bậc nhất 2 ẩn là $ax+y=c$

Vì PT trên có nghiệm \((0;-2); (2;-5)\) nên:

\(\left\{\begin{matrix} a.0+(-2)=c\\ a.2+(-5)=c\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} -2=c\\ 2a=c+5\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} c=-2\\ 2a=-2+5=3\rightarrow a=\frac{3}{2}\end{matrix}\right.\)

Do đó \(\frac{3}{2}x+y=-2\) \(\Leftrightarrow 3x+2y=-4\)

Vậy PT bậc nhất 2 ẩn có dạng $3x+2y=-4$

Câu 6:

Thay lần lượt các cặp số đã cho vào PT $3x-2y=13$ ta thấy cặp $(-1,-8); (3,-2)$ là 2 cặp thỏa mãn nên đây là 2 cặp nghiệm của phương trình.

Akai Haruma
29 tháng 12 2018 lúc 0:35

Câu 5:

a) Để d song song với trục hoành thì:

\(2m-1=0\Rightarrow m=\frac{1}{2}\) (trong TH này là (d) trùng với trục hoành- 1TH song song đặc biệt)

b) Để d song song với trục tung thì: \(3(m-1)=0\Rightarrow m=1\)

c) d đi qua gốc tọa độ nghĩa là đi qua điểm $(0,0)$

Điều này xảy ra khi \((2m-1).0+3(m-1).0=4m-2\)

\(\Rightarrow 4m-2=0\Rightarrow m=\frac{1}{2}\)

d) Để d đi qua điểm $(2;1)$ thì:

\((2m-1).2+3(m-1).1=4m-2\)

\(\Leftrightarrow 3m-3=0\Rightarrow m=1\)


Các câu hỏi tương tự
Kay Nguyễn
Xem chi tiết
Kay Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Minh Thu
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
The Moon
Xem chi tiết
Mắn May
Xem chi tiết
Tô Khánh Huyền
Xem chi tiết
Ngọc Mai
Xem chi tiết
Hanh Nguyen
Xem chi tiết