Bài 24. Ôn tập học kì I

Nguyễn Ngọc Yến Vi

Câu 1:

a) dd H2SO4 có thể tác dụng với những chất nào sau đây: Mg(OH)2 , ZnCl2 , NaNO3 , Fe2O3

b) dd Ca(OH)2 có thể tác dụng với những chất nào sau đây: HNO3 , AlCl3 , Na3O , Na2CO3

c) Kim loại nào sau đây tác dụng với dd CuCl2 : Na, Al, Ag, Fe

d) Khí Clo tác dụng với chất nào sau đây: Fe, HCl, KOH, O2, NaOH, H2

(Viết các PTHH xảy ra)

Câu 2: Nêu hiện tượng quan sát được khi cho:

a) Cho dây đồng vào dd AgNO3 và dây bạc vào dd CuSO4

b) dd HCl vào Cu(OH)2, Fe(OH)3, dd NaOH

c) dd H2SO4 vào CaCO3, dd Na2SO3, dd K2SO4

d) Kim loại Na vào cốc đựng nước có chứa dd phenolphtalein

( Viết các PTHH xảy ra)

Câu 3: Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học :

a) Các dd: H2SO4, NaOH, KCl, Mg(NO3)2

b) Các chất bột: Fe2O3, MgO, P2O5, CaO

c) Các chất khí sau: Cl2, CO2, CO, O2

d) Các kim loại sau: Fe, Al, Cu, Na

Câu 4: Câu hỏi thực tiễn:

a) Trong dịch vị dạ dày có chứa HCl để tiêu hóa thức ăn. Khi nồng độ của HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn 0,00001M thì mắc bệnh khó tiêu. Khi nồng độ lớn hơn 0,001M thì mắc bệnh ợ chua. Trong 1 số thuốc chữa đau dạ dày có thuốc muối (NaHCO3). Theo em vì sao người ta dùng thuốc muỗi chữa đau dạ dày.

b) Khi đất chua, người ta dùng vôi để khử chua đất. Tại sao không được trộn vôi với phân đạm để bón ruộng.

c) Tại sao tô vôi lên tường lát sau vôi khô và cứng lại.

d) Tại sao nước máy dùng ở các thành phố lại có mùi Clo, nêu tác dụng của Clo trong nước máy.

Câu 5: Hoàn thành các chuỗi biến hóa (ghi rõ điều kiện nếu có)

a) NaCl -> NaOH -> Na2CO3 -> CO2 -> CaCO3 -> Ca(NO3)2

b) Al2O3 -> Al -> Fe -> Cu -> CuSO4 -> Na2SO4

c) Fe3O4 -> Fe -> FeCl3 -> KCl -> KNO3

d) H2 -> HCl -> Cl2 -> AlCl3 -> Al -> H2

Huỳnh Thị Thiên Kim
4 tháng 12 2017 lúc 19:59

Câu 5 : a) \(2NaCl+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow2NaOH+BaCl_2\downarrow\)

\(2NaOH+BaCO_3\rightarrow Na_2CO_3+Ba\left(OH\right)_2\downarrow\)

\(Na_2CO_3+H_2O\rightarrow2NaOH+CO_2\uparrow\)

\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)

\(CaCO_3+2HNO_3\rightarrow Ca\left(NO_3\right)_2+H_2O+CO_2\uparrow\)

Bình luận (2)
Dat_Nguyen
4 tháng 12 2017 lúc 20:36

Bạn nên rút kinh nghiệm lần sau, mỗi khi up câu hỏi, mỗi lần chỉ đăng 1 câu hỏi để dễ trả lời

Bình luận (1)
Dat_Nguyen
4 tháng 12 2017 lúc 21:08

Câu 1: a) Vì đề không cho rõ H2SO4 là đặc hay loãng nên ở đây xem như H2SO4 là loãng. H2SO4 loãng là axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit (tác dụng với bazo, oxit bazo,...)

Các PƯHH xảy ra:

H2SO4 + Mg(OH)2 = MgSO4 + 2H2O

Fe2O3 +3H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3H2O

b) Sửa lại một chút: Na hoá trị I, O hoá trị II => CTHH là Na2O nhé.

PTHH: Ca(OH)2 + 2HNO3 = Ca(NO3)2 + 2H2O

2AlCl3 + 3Ca(OH)2 = 2Al(OH)3\(\downarrow\) + 3CaCl2

Ca(OH)2 + Na2CO3 = CaCO3 \(\downarrow\)+ 2NaOH

c) Những KL đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học mới đẩy được KL Cu ra khỏi muối :

PTHH: 2Na + 2H2O = 2NaOH +H2

2NaOH + CuCl2 = Cu(OH)2\(\downarrow\) + 2NaCl

2Al + 3CuCl2 = 2AlCl3 + 3Cu

Fe + CuCl2 = FeCl2 +Cu

d) 2Fe + 3Cl2 --t0---> 2FeCl3

6KOH + 3Cl2 ---t0---> KClO3 +5KCl +3H2O

Cl2 +2NaOH = NaClO + NaCl + H2O

Cl2 +H2 ---t0 hoặc ánh sáng----> 2HCl

Bình luận (0)
Dat_Nguyen
4 tháng 12 2017 lúc 21:31

Câu 4: a) Khi mắc chứng đau dạ dày, dạ dày tiết nhiều dịch vị (HCl). Trong thuốc muối thường chứa NaHCO3 ( natri bicacbonat) vào dạ dày sẽ tác dụng trực tiếp với HCl trong dịch vị tạo thành muối natri clorua, nước, khí carbonic, làm cho môi trường dạ dày bớt acid nên làm giảm cơn đau.

b) Phân đạm có tính axit, vôi có tính bazo. Khi đất chua, bón vôi để trung hoà lượng acid dư thừa trong đất. Nếu trộn vôi với đạm để bón sẽ làm mất chất lượng đạm và vôi vì chúng phản ứng với nhau.

c) Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:

Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H2O

d)Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước.

PTHH: Cl2 +H2O = HCl+ HClO

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hiếu Minh
Xem chi tiết
Butmoment
Xem chi tiết
Vũ Đức Hiếu
Xem chi tiết
Bảo Hân
Xem chi tiết
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Như Ý
Xem chi tiết
Hoài xinh gái
Xem chi tiết
huy25032009
Xem chi tiết
Lê Hoàng Kim
Xem chi tiết