Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa được khẳng định đẹp như tranh vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh:
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ qưên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.
Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.
hai câu cuối : thể hiện tâm trạng cua tác giả
-Tâm trạng:
+Điệp ngữ "chưa ngủ"
+ Thể hiện sự chuyển biến bất ngờ , tự nhiên của tâm trạng
+ Mở ra hai nét tâm trạng ;
*Câu 3 : tâm trạng của con người yêu thiên nhiên
*Câu 4 : tâm trang của con người yêu nước , chưa ngủ vì lo cho vận mệnh của nước nhà
=> Người chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh Bác nơi chiến khu Việt Bắc trong cảnh khuya. Với điệp từ chuyển tiếp " chưa ngủ " như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với đất nước. Câu thơ thứ ba được ngắt nhịp 3/4, câu thơ cuối ngắt nhịp 2/5 rất sáng tạo. Đồng thời cụm từ " lo nỗi nước nhà " như lời tâm sự để bật lên trạng thái trằn trọc, băn khoăn, thao thức ko ngủ của Bác vì hai lý do. Một phần vì say mê thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên nơi núi rừng trong buổi đêm khuya nhưng chủ yếu vì " lo nỗi nước nhà ". Để từ đó ta thấy được tình yêu đất nước thiết tha sâu nặng luôn thường trực trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đã có biết bao đêm Bác của chúng ta cũng mất ngủ như vậy chỉ vì lo cho vận mệnh của dân tộc giống như nhà thơ Minh Huệ đã miêu tả Bác trong bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ "
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
nếu như 2 câu đầu miêu tả bức tranh cảnh khuya thì 2 câu sau tập trung khắc họa hình ảnh Bác
cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
câu thơ thứ 3 sử dụng nhịp 4/3,câu thơ 4 sử dụng nhịp 2/5 rất sáng tạo khiến cho giọng thơ như lời tâm sự.đồng thời,2 câu thơ đã sử dụng rất thành công và đặc sắc điệp ngữ "chưa ngủ" dc xuất hiện ở cuối câu 3,đầu câu 4 khẳng định Bác dag thức,trằn trọc,lo lắng,suy tư.NGười chưa ngủ phải chăng vì dag say mê thưởng ngoạn "cảnh khuya như vẽ"?nếu chỉ dừng lại ở đây,tâm hồn Bác đã đáng trân trọng rồi.bởi yêu thiên nhiên chính là yêu quê hương,đất nước VN.thế nhưng câu thơ cuối đã mang đến cho tôi điều bất ngờ:nguyên nhân chủ yêu Bác chưa ngủ là vì "lo nỗi nước nhà",tức là lo cho sự nghiệp cách mạng,lo cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.lúc này là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân PHáp,nhân dân ta còn gặp rất nhiều khó khăn,gian khổ,Bác lại là người chèo lái con thuyền cách mạng nên lo nỗi nước nhà đã trở thành lẽ thường tình ở con người HCM.tình yêu quê hương,đất nước thiết tha,sâu nặng luôn thường trực trong tâm hồn NGười,dù cảnh có đẹp đến đâu cx ko sao nhãng việc dân,việc nước.ôi!tấm lòng của Bác mới cao cả,vĩ đại làm sao!đọc câu thơ,lòng tôi trào dâng cảm xúc tự hào,biết ơn, và cảm phục vì đất nước ta có vị lãnh tụ vĩ đại.đồng thời tôi cũng hiểu dc đêm nay ko chỉ 1 đêm mà đã biết bao đêm Bác ko ngủ vì dân,vì nước như nhà thơ MInh Huệ đã từng viết
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là HỒ CHÍ MINH
ko dc sao chép hoàn toàn nha đậu