Hướng dẫn soạn bài Ông đồ - Vũ Đình Liên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Uyên Út
Cảm nhận khổ thơ 3 bài ông đồ ngắn
Hquynh
27 tháng 1 2021 lúc 20:15
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?"Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:"Giấy đỏ buồn không thắm;Mực đọng trong nghiên sầu"..."Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Minh Nhân
27 tháng 1 2021 lúc 20:17

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…”

 

Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu, vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối.

 

Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.

Trịnh Long
27 tháng 1 2021 lúc 20:21

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Đình Liên và 3 khổ thơ trong bài thơ "Ông đồ"

 

 

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ 3: Bức tranh thực tại đầy xót xa của nét đẹp văn hóa mai một

- Thời thế xoay chuyển, vị thế của Nho học và các nhà Nho cũng không còn như cũ

- Xuân sang, hoa đào vẫn nở nhưng người xin chữ đã dần thưa vắng.

- Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, không khí hiện tại vắng lặng đến nao lòng.

- "Người thuê viết nay đâu" là câu hỏi tu từ, cũng là tiếng thở dài đầy đau xót của nhà thơ.

- Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật, thấm vào cả giấy mực

- Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu".

 

b. Khổ thơ thứ 4: Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa hiện thực

- Hiện tại ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương.

- Không ai nguyện ý dừng chân, hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình.

- Sự cô đơn của ông đồ hòa vào cả thiên nhiên, cảnh vật.

- Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" là hình ảnh chân thực nhưng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gợi lên không gian vắng lặng đồng thời "lá vàng" cũng biểu tượng cho mùa thu, sự úa tàn, khô héo.

=> Gợi liên tưởng tới nền nho học đang lụi tàn 

c. Khổ thơ thứ 5: Nỗi xót thương của nhà thơ

- Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa

- Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.

 

d. Đánh giá nghệ thuật:

 

Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân khéo léo, lời thơ bình dị, kết cấu

 

 

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và liên hệ

 


Các câu hỏi tương tự
Đinh Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Dung
Xem chi tiết
lâm nguyễn
Xem chi tiết
Lý Châu Anh
Xem chi tiết
Nhi Yến
Xem chi tiết
hùng ham học
Xem chi tiết
Nguyễn Trung KIên
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết