Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
Trong kho tàng văn học dân gian, tục ngữ là một trong thể loại văn học không những có nội dung phong phú mà còn có nghệ thuật mang đậm tính dân gian. Đặc biệt tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những câu tục ngữ tiêu biểu cho những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ.
Về mặt nội dung, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên nội dung của những câu tục ngữ này xoay quanh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và cách dự báo hiện tượng tự nhiên. Nội dung của nó không những gắn với đời thực mà còn là những vấn đề khá quen thuộc và gần gũi đối với nhân dân ta. Nhìn trời, nhìn những hiện tượng trên trời, nhân dân ta có thể dự đoán được thời tiết ngày mai. Ví dụ như: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”, “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” hay “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”…Trong suốt quá trình lao động và sản xuất, người nông dân Việt Nam thấy được những yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thù cho nên cũng đúc kết lại thành những câu ca dao ngắn gọn như “Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống”, “Nhất thì, nhì thục”…
Về mặt nghệ thuật, tục ngữ mang đậm tính nghệ thuật dân gian bởi với hình thức truyền miệng không ghi lại trên sách vở, những câu tục ngữ đều rút ngắn lại, dùng những từ đắt nhất để đúc kết lại. Để khi đọc câu tục ngữ đó lên người đọc có thể hiểu được ngay ý nghĩa của nó. Với số lượng chữ ít ỏi nhưng lại có thể chứa đựng được cả một ý nghĩa lớn. Đó chẳng phải là đặc sắc hay sao.
Như vậy, mỗi chúng ta – nhưng con dân của nước Việt đều cảm thấy tự hào mỗi khi nhắc đến những câu tục ngữ ấy. Cha ông ta quả là những người không chỉ tài giỏi trong cách đúc kết kinh nghiệm mà còn giỏi văn thơ.
- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn.
Đồng ý. Vì trong khái niệm về tục ngữ đã nói rằng tục ngữ là những câu nói ngắn gọn
-Thường có vần nhất là vần lưng
Đồng ý.Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
-Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức
Đồng ý. Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Ở đây có 2 nội dung đối xứng nha là: mau-vắng; nắng-mưa
-Thường sử dụng hình thức đối đáp
Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học thường ngắn gọn nội dung thường nói về kinh nghiệm của nhân dân ta, có ý nghĩa về mặt răn dạy hoàn toàn không có hình thức đối đáp
-Lặp luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là nhân( nguyên nhân), ý/ vế sau thường là quả( hệ quả)
Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Nguyên nhân là: Mau sao( nhiều sao) hệ quả là nắng; Vắng sao( ít sao) thì mưa
- Về nội dung, cả ba bài là sự than thân và là sự đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ. Ngoài ra, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
- Về nghệ thuật, cả ba bài thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Cả ba đều sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệu than thân thương cảm. Cả ba cũng đều có nhóm chữ “Thân em..." mang tính truyền thống, được sử dụng nhiều trong ca dao.
Chúc bạn học tốt!