Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phan thị khánh huyền

các bạn phải làm như thế nào để bảo vệ biển đẹp như xưa , mik rất muốn biển đẹp như ngày nào :khocroiBài tập Văn Sử ĐịaBài tập Văn Sử Địa

Nguyễn Thế Bảo
15 tháng 5 2016 lúc 16:14

Biên pháp:

- Không xả rác, xả nước thải ra sông và biển khi chưa được xử lý. 
- Nghiêm ngặt trong giao thông thủy, tránh tai nạn và tràn dầu. 
- Tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển 
- Khai thác thủy hải sản hợp lý 
- Khai thác du lịch biển đảo hợp lý 
- Có những chính sách, điều lệ bảo vệ biển đảo 
- Vân động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển

Chúc bạn học tốt!hihi

Nguyễn Bảo Trâm
15 tháng 5 2016 lúc 16:43

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái (ecosystem-based economy) của đất nước. Cho nên, có thể nói sự "trường tồn của biển cả" sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển: Chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm biển kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; tăng cường bảo tồn Đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường (2004) liên quan tới quy định các hành vi huỷ hoại môi trường bị nghiêm cấm trong các điều 14 - 16, 20 - 29,... áp dụng cho vùng biển.

Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo: thông qua áp dụng và thực thi các giải pháp và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên cơ quan, liên vùng, liên kết với cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder) và quản lý không gian biển (marine spatial management) dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (ecosystem-based approach). Mục đích chung của quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo là: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu (tối ưu hoá) và bảo đảm đa lợi ích (các bên cùng có lợi) giữa nhà nước, lĩnh vực tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương, cũng như giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành trong quá trình khai thác sử dụng các hệ thống tài nguyên - môi trường biển, ven biển và hải đảo.

Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển: Phương thức này bao gồm các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát, cưỡng chế thực thi (kiểm soát liên ngành), chủ yếu như: tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), quan trắc cảnh báo môi trường, xác định các điểm nóng môi trường hoặc ô nhiễm, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát sử dụng đất ven biển và mặt nước biển và hải đảo.

Quan trắc - cảnh báo môi trường: Tiến hành quan trắc định kỳ và lập lại để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển, kịp thời cảnh báo để xử lý và có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường. Ngoài hệ thống quan trắc môi trường biển quốc gia, gần đây Chính phủ đang đầu tư xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển bằng Rada tích hợp (18 trạm dọc biển, đảo).

Các công cụ kinh tế và chính sách: Xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.

Thực tế cho thấy các quy định xử phạt của Việt Nam còn nhiều khác biệt và chồng chéo. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển còn chưa được đề cập đến. Các mức độ vi phạm đã cố gắng chi tiết hoá nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu qui định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Cho nên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển.

Tham vấn của các bên liên quan và tuyên truyền: Về bản chất, tài nguyên biển - ven biển thuộc loại tài nguyên chia sẻ (shared resources) cho nên việc sử dụng nó làm gia tăng mâu thuẫn lợi ích giữa các cộng đồng hưởng dụng các hệ thống tài nguyên này. Vì thế, cần một giải pháp quan trọng là phải tranh thủ càng nhiều càng tốt sự tham vấn của các bên liên quan và lôi cuốn được khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý môi trường biển và ven biển. Vấn đề này thực hiện đơn lẻ ở từng khu vực, chưa đại trà.

Thúc đẩy tiến trình xây dựng "Thương hiệu biển Việt Nam": xây dựng hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo", cũng như "Nhãn sinh thái biển cho các sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển",... Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (l - 7/6) và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): "Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ!".

Uchiha sasuke
15 tháng 5 2016 lúc 18:04

mọi người nếu có ý thức thì việc làm biển sạch rất dễ . Nếu mọi người cứ sả rác thì làm gì cũng không làm biển sạch được.

Mọi người hãy chung tay làm sạch biển nhé!leuleu

Huỳnh Thanh Danh
15 tháng 5 2016 lúc 19:27

- Không nên thả rát xuống biển 

- Không quăn thức ăn vặt xuống dưới biển gây ô nhiễm

- Không xử dụng tàu , buồm thả rát xuống biển 

Đó là những điều mà ở tuổi học trò như chúng ta có thể làm nói riêng và những người biết ý thức biết bảo vệ môi trường nói chung 

hahaleuleuhehe

Nguyễn Kim Thành
17 tháng 10 2016 lúc 12:34

Nhưng cái quan trọng nhất là mỗi người phải tự biết chấp hành là không xả rác ra biển.


Các câu hỏi tương tự
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
o O o Tiểu Thư Dễ Thương...
Xem chi tiết
Cô bé bánh bèo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
do yen nhi
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Lê Hải
Xem chi tiết