Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải

Utut Vu

c1/chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ

Từng giọt long lanh rơi

tôi đưa tay tôi hứng

c2/chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đc sử dungj trong câu thơ

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

c3/Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ chính trong câu thơ

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

c4/ nêu cảm nhận về khổ thơ

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

thấy một mặt mặt trời trên lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thuơng nhớ

kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân

minh nguyet
12 tháng 5 2020 lúc 21:06

Tham khảo:

C1: Từng giọt long lanh rơi=>ẩn dụ chuyển đổi cảm giác(giọt âm thanh của tiếng chim)

C2: So sánh ''đất nước'' với ''vì sao''

Tác dụng: Vừa thể hiện niềm tự hảo về vẻ đẹp đất nước, vừa thể hiện niềm kiêu hãnh không bao giờ lùi bước trước mọi khó khăn, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng đất nước giàu mạnh.

C3:

- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".

Phân tích:Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

C4:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Trong những câu thơ trên, Viễn Phương thật tài hoa khi sử dụng phép tu từ nhân hoá và ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” chính là Bác Hồ vô cùng kính yêu và vĩ đại. Ngầm so sánh với mặt trời, nhà thơ đã thầm ngợi ca sự vĩ đại của Bác. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang ánh sáng đèn cho nhân loại thì Bác là người mang ánh sáng tự do đến cho dân tộc. Không chỉ vậy, nếu như mặt trời bất tử cùng tự nhiên vũ trụ thì Bác Hồ cũng sẽ bất tử cùng non nước Việt Nam tươi đẹp. Câu thơ thể hiện niềm tin yêu thành kính vô bờ đôi với Bác Hồ của nhà thơ. Đặc biệt, được kết hợp với phép nhân hoá “Mặt trời đi qua... thấy...mặt trời trong lăng rất đỏ” ta còn có cảm giác như mặt trời của tự nhiên cũng phải ngắm nhìn, chiêm ngưỡng mặt trời của dân tộc - chính là Bác Hồ kính yêu... Không chi Viễn Phương mà cả non sông đang tụ họp về đây “đi trong thương nhớ” tưởng niệm anh linh của Bác. Và đặc biệt, dòng người tuôn trào, bất tận ấy đang “kết tràng hoa” tươi thắm để kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” trong sáng - bảy mươi chín năm Bác sống cùng non sông gấm vóc. Những liên tưởng kì diệu ấy của nhà thơ hoàn toàn dựa trên những hình ảnh có thực. Dòng người vào lăng viếng Bác chẳng những có muôn vàn sắc áo mà còn mang nhiều màu da, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước, của thế giới. Tất cả đến lăng Bác với niềm tin yêu, sự tôn kính vô bờ. Vậy mỗi con người là một tấm lòng, là một bông hoa để dòng người kết thành tràng hoa tươi thắm. Điệp từ “ngày ngày” được lặp lại đến hai lần đến sự bất tử của Bác, lòng thành kính của nhân loại đối với Bác sẽ trường tồn cùng thời gian. Đồng thời câu thơ cuối cùng là một câu thơ 9 tiếng - câu thơ phá luật khiến nhịp thơ như dài ra, theo đó, tràng hoa dâng lên Bác cũng như kéo dài ra bất tận, niềm xúc động tuôn trào không sao kìm giữ được.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn KhoaNo.Second
Xem chi tiết
nguyen minh
Xem chi tiết
19.Đặng Thị Trúc Ly 81
Xem chi tiết
Băng Tuyền
Xem chi tiết
hoa thi
Xem chi tiết
Uzumaki Harumi
Xem chi tiết
Le Lan Phuong
Xem chi tiết
thanh thảo
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết