Ôn thi vào 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quoc Tran Anh Le

"Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật
."

(Trích Emily, con... - Tố Hữu)

"Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế
?"

(Trích Phố ta - Lưu Quang Vũ)

Đọc 2 đoạn trích trên và trả lời những ý dưới đây (1-2GP/ý):

1) Hãy cho biết thể thơ của 2 đoạn trích trên. Hãy nêu thủ pháp nghệ thuật được dùng trong 2 đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng.

2) Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa về mặt nội dung của 2 đoạn trích trên. Liệu ý nghĩa của chúng có đối lập nhau hay không?

3) Em hãy liên hệ thực tế những sự việc xã hội đã xảy ra trong tháng 12 năm 2022 và đầu tháng 1 năm 2023 để đưa ra góc nhìn về những câu thơ bôi đậm trong 2 đoạn trích trên. 

minh :)))
12 tháng 1 2023 lúc 20:58

1) \(-\) thể thơ của 2 đoạn trích trên là : thơ tự do

\(-\) Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 1 :  đối: còn >< mất

     Tác dụng : nhấn mạnh sự mất mát của chiến tranh và những đau thương, đổ nát còn sót lại

\(-\) Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 2 : câu hỏi tu từ

    Tác dụng : Phủ định cuộc sống không chỉ toàn chuyện xấu đồng thời khẳng định những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc đời này. 

2) Ý nghĩa của chúng đối lập vì trong đoạn trích phố ta thông điệp muốn gửi đến chúng ta là cuộc đời này không đầy rẫy sự bất công cũng không trải đầy hoa hồng, cuộc sống của hạnh phúc hay không là do chính bạn quyết định.Còn trong đoạn trích emily con thông điệp muốn gửi đến cho chúng ta là lên án hành động chiến tranh và muốn mang lại hòa bình cho thế giới , hai ý nghĩa của hai bài cũng có nhiều điểm tương đồng 

3) ...

Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 1 2023 lúc 22:19

Câu 1: Thể thơ của 2 đoạn thơ trên là: tự do

Thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thứ nhất: điệp ngữ "ta" 

Tác dụng

- Góp phần tạo giọng điệu hùng hồn cho đoạn thơ ( tác dụng nghệ thuật)

- Tô đậm sự dũng cảm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ sự thật ( tác dụng về nội dung)

- Tạo tác động thôi thúc con người hãy cùng nhau đấu tranh vì công lý và lẽ phải ( tác dụng về nội dung )

Thủ pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ thứ hai là: câu hỏi tu từ "Tại sao cây táo lại nở hoa /sao rãnh nước lại trong veo đến thế?"

Tác dụng: 

- Tạo ra dư âm mạnh mẽ, gieo vào lòng người đọc những thắc mắc không tên khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm để tìm câu trả lời cho chính mình. ( tác dụng về nghệ thuật ) 

-  Điều tốt đẹp là chuyện ngày thường không phải cổ tích tiếp thêm cho chúng ta niềm tin dù cuộc sống còn ẩn chứa những điều xấu xa và bất công nhưng điều tốt đẹp sẽ không bao giờ biến mất. ( tác dụng về nội dung )

Câu 2:  

     Hai đoạn thơ trên có ý nghĩa tưởng như trái ngược nhưng lại bổ sung cho nhau. Về mặt nội dung đoạn thơ thứ 2 khẳng định cho chúng ta thấy dù cuộc sống vẫn tồn tại cái ác ( những cái xấu xa khiến con người chìm trong đau khổ) thì những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện diện như lá chắn bảo vệ chúng ta khỏi những tổn thương. Chúng ta cần giữ vững niềm tin vào những điều tốt đẹp và trực tiếp nhân rộng đến cộng động của mình bằng những việc tử tế. Còn nội dung của đoạn thơ thứ hai là sự phản kháng mạnh mẽ của con người trước những điều bất công. Nó thôi thúc chúng ta đấu tranh để tìm lại công lý cho những con người bị áp bức trong những góc tối của xã hội. Hai câu thơ bổ sung ý nghĩa cho nhau và chúng như lời nhắc nhở chúng ta hãy giữ trọn niềm tin vào cái thiện, tình người cao đẹp giữa những cạm bẫy khôn lường của cái ác đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh: chúng ta không thể mãi nhân nhượng cho cái ác lớn mạnh cướp đoạt đi hạnh phúc của người khác. Mỗi người cần nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh và hiện thực hóa bằng hành động bảo vệ cho sự thật, không thể để cái ác ngự trị trở thành mầm mống nguy hại cho xã hội. 

Câu 3: 

 Qua những sự việc xảy ra vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 vừa qua tôi nhận ra những câu thơ in đậm trên còn nguyên giá trị vượt thời gian. Chúng ta thấy rằng tội ác xảy ra mỗi ngày dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều dẫn đến một hậu quả đó là vết thương tâm hồn không ngừng rỉ máu qua bao ngày tháng. Thật đáng buồn thay, khi con người dần cho bản thân mình chấp nhận tội ác diễn ra mỗi ngày và coi như một điều hiển nhiên, miễn điều đó không diễn ra với tôi là được. Chính vì vậy, những cái xấu xa mới có thể len lỏi tạo ra những trong xã hội những vấn đề nhức nhối không thể giải quyết tận gốc. Một cánh én không thể làm lên mùa xuân, một người đấu tranh là chưa đủ mà cần cả một cộng đồng cả một xã hội lên tiếng với những biện pháp quyết liệt. Theo cách nói của đoạn thơ thứ nhất đó là “đến phút lòng ta sáng nhất”, mỗi người trở thành một ngọn lửa mạnh mẽ đẩy lùi những bất công không còn hành hạ con người. Song chúng ta cũng không cần quá tiêu cực với cuộc đời này chỉ có điều xấu xa, xảo trá và lừa lọc. Cuộc đời luôn tồn tại những có kẽ hở cho ánh sáng chiếu rọi. Vì vậy không có bóng tối vĩnh hằng chỉ có bình minh chưa đến. Hãy luôn giữ vững niềm tin rằng những điều tốt đẹp chính luôn hiện hữu để sưởi ấm trái tim con người. Chính vì điều đó, tôi luôn giữ vững niềm tin vào giá trị của yêu thương và tình người cao đẹp như một liều thuốc xoa dịu tinh thần và cũng là cách tôi bắt gặp thượng đế bên trong bản thân mình.


 

Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 1 2023 lúc 11:25

Em gửi lại bài làm của mình vì tự nhiên giờ vào lại không thấy cmt của mình nữa

Câu 1: Thể thơ của 2 đoạn thơ trên là: tự do

Thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thứ nhất: điệp ngữ "ta" 

Tác dụng: 

- Góp phần tạo giọng điệu hùng hồn cho đoạn thơ ( tác dụng nghệ thuật)

- Tô đậm sự dũng cảm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ sự thật ( tác dụng về nội dung)

- Tạo tác động thôi thúc con người hãy cùng nhau đấu tranh vì công lý và lẽ phải ( tác dụng về nội dung )

Thủ pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ thứ hai là: câu hỏi tu từ "Tại sao cây táo lại nở hoa /sao rãnh nước lại trong veo đến thế?"

Tác dụng: 

- Tạo ra dư âm mạnh mẽ, gieo vào lòng người đọc những thắc mắc không tên khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm để tìm câu trả lời cho chính mình. ( tác dụng về nghệ thuật ) 

- Điều tốt đẹp là chuyện ngày thường không phải cổ tích tiếp thêm cho chúng ta niềm tin dù cuộc sống còn ẩn chứa những điều xấu xa và bất công nhưng điều tốt đẹp sẽ không bao giờ biến mất. ( tác dụng về nội dung )

Câu 2:  

     Hai đoạn thơ trên có ý nghĩa tưởng như trái ngược nhưng lại bổ sung cho nhau. Về mặt nội dung đoạn thơ thứ 2 khẳng định cho chúng ta thấy dù cuộc sống vẫn tồn tại cái ác ( những cái xấu xa khiến con người chìm trong đau khổ) thì những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện diện như lá chắn bảo vệ chúng ta khỏi những tổn thương. Chúng ta cần giữ vững niềm tin vào những điều tốt đẹp và trực tiếp nhân rộng đến cộng động của mình bằng những việc tử tế. Còn nội dung của đoạn thơ thứ hai là sự phản kháng mạnh mẽ của con người trước những điều bất công. Nó thôi thúc chúng ta đấu tranh để tìm lại công lý cho những con người bị áp bức trong những góc tối của xã hội. Hai câu thơ bổ sung ý nghĩa cho nhau và chúng như lời nhắc nhở chúng ta hãy giữ trọn niềm tin vào cái thiện, tình người cao đẹp giữa những cạm bẫy khôn lường của cái ác đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh: chúng ta không thể mãi nhân nhượng cho cái ác lớn mạnh cướp đoạt đi hạnh phúc của người khác. Mỗi người cần nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh và hiện thực hóa bằng hành động bảo vệ cho sự thật, không thể để cái ác ngự trị trở thành mầm mống nguy hại cho xã hội. 

Câu 3: 

 Qua những sự việc xảy ra vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 vừa qua tôi nhận ra những câu thơ in đậm trên còn nguyên giá trị vượt thời gian. Chúng ta thấy rằng tội ác xảy ra mỗi ngày dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều dẫn đến một hậu quả đó là vết thương tâm hồn không ngừng rỉ máu qua bao ngày tháng. Thật đáng buồn thay, khi con người dần cho bản thân mình chấp nhận tội ác diễn ra mỗi ngày và coi như một điều hiển nhiên, miễn điều đó không diễn ra với tôi là được. Chính vì vậy, những cái xấu xa mới có thể len lỏi tạo ra những trong xã hội những vấn đề nhức nhối không thể giải quyết tận gốc. Một cánh én không thể làm lên mùa xuân, một người đấu tranh là chưa đủ mà cần cả một cộng đồng cả một xã hội lên tiếng với những biện pháp quyết liệt. Theo cách nói của đoạn thơ thứ nhất đó là “đến phút lòng ta sáng nhất”, mỗi người trở thành một ngọn lửa mạnh mẽ đẩy lùi những bất công không còn hành hạ con người. Song chúng ta cũng không cần quá tiêu cực với cuộc đời này chỉ có điều xấu xa, xảo trá và lừa lọc. Cuộc đời luôn tồn tại những có kẽ hở cho ánh sáng chiếu rọi. Vì vậy không có bóng tối vĩnh hằng chỉ có bình minh chưa đến. Hãy luôn giữ vững niềm tin rằng những điều tốt đẹp chính luôn hiện hữu để sưởi ấm trái tim con người. Chính vì điều đó, tôi luôn giữ vững niềm tin vào giá trị của yêu thương và tình người cao đẹp như một liều thuốc xoa dịu tinh thần và cũng là cách tôi bắt gặp thượng đế bên trong bản thân mình.

 

 

thanh
12 tháng 1 2023 lúc 22:12

loading...

Pham Quoc Hung
13 tháng 1 2023 lúc 13:46

1) -thể thơ của 2 đoạn trích trên là : thơ tự do

- Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 1 :  đối: còn >< mất

     Tác dụng : nhấn mạnh sự mất mát của chiến tranh và những đau thương, đổ nát còn sót lại

-Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 2 : câu hỏi tu từ

    Tác dụng : Phủ định cuộc sống không chỉ toàn chuyện xấu đồng thời khẳng định những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc đời này. 

2) Ý nghĩa của chúng đối lập vì trong đoạn trích phố ta thông điệp muốn gửi đến chúng ta là cuộc đời này không đầy rẫy sự bất công cũng không trải đầy hoa hồng, cuộc sống của hạnh phúc hay không là do chính bạn quyết định.Còn trong đoạn trích emily con thông điệp muốn gửi đến cho chúng ta là lên án hành động chiến tranh và muốn mang lại hòa bình cho thế giới , hai ý nghĩa của hai bài cũng có nhiều điểm tương đồng 

Pham Quoc Hung
13 tháng 1 2023 lúc 14:06

1) -thể thơ của 2 đoạn trích trên là : thơ tự do

- Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 1 :  đối: còn >< mất

     Tác dụng : nhấn mạnh sự mất mát của chiến tranh và những đau thương, đổ nát còn sót lại

-Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 2 : câu hỏi tu từ

    Tác dụng : Phủ định cuộc sống không chỉ toàn chuyện xấu đồng thời khẳng định những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc đời này. 

2) Ý nghĩa của chúng đối lập vì trong đoạn trích phố ta thông điệp muốn gửi đến chúng ta là cuộc đời này không đầy rẫy sự bất công cũng không trải đầy hoa hồng, cuộc sống của hạnh phúc hay không là do chính bạn quyết định.Còn trong đoạn trích emily con thông điệp muốn gửi đến cho chúng ta là lên án hành động chiến tranh và muốn mang lại hòa bình cho thế giới , hai ý nghĩa của hai bài cũng có nhiều điểm tương đồng 

sky12
15 tháng 1 2023 lúc 17:51

1) - Thể thơ của 2 đoạn trích trên là: tự do

    - Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 đoạn trích trên là:

          + Trong đoạn trích trên thuộc bài thơ “Emily,con..”,nhà thơ Tố Hữu đã rất thành công khi sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ qua từ “ta”.Chính nó đã làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho những dòng thơ trở nên hay và hấp dẫn hơn.Nhấn mạnh sự đau thương,mất mát chiến tranh đem lại cho con người đồng thời ca ngợi sự hi sinh cao cả mà thầm lặng của người cha nói riêng và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới nói chung.Từ đây,tác giả đã gieo vào lòng người đọc biết bao nỗi niềm về 2 tiếng “sự thật”- sự thật của lương tri,hòa bình.Và có lẽ “ngọn lửa” kia không chỉ sáng ngời trong giây phút ấy mà còn bất diệt với thời gian.Chỉ với phép điệp ngữ “ta”,nhà thơ đã khéo léo mang đến một bức thông điệp thật đẹp,đậm tính nhân văn: Mỗi một người hãy biết tin vào cái thiện luôn hiện hữu trên từng góc phố,xóm nhà,ở những nơi tưởng chừng như ta không ngờ và hãy biết hành động,đứng lên bảo vệ lẽ phải,công bằng.

 

          + Ở đoạn thơ được trích trong bài “Phố ta”,tác giả Lưu Quang Vũ đã sử dụng một cách thật tinh tế,khéo léo biệp pháp tu từ ẩn dụ thông qua hình ảnh “cây táo nở hoa” và “rãnh nước trong veo”.Đây là những hình ảnh bình dị,quen thuộc,gần gũi nhưng không kém phần đặc sắc ẩn dụ cho những điều tốt đẹp vẫn đang bên cạnh chúng ta và những điều tốt lành vẫn sẽ luôn hiện hữu,tồn tại thậm chí ngay cả lúc con người rơi xuống hố sâu vạn trượng tăm tối chỉ có những điều xấu xa.Qua đây,nhà thơ cũng đã gửi gắm những triết lí suy ngẫm sâu sa về cuộc đời và con người: Bóng tối và ánh sáng luôn đi đôi và đó là quy luật của thiên nhiên,vũ trụ cũng giống như cái thiện và cái ác đi song hành với nhau vì vậy,mỗi ngưởi phải biết sống một cách lạc quan,tin tưởng và hướng tới những điều tốt đẹp.Cuối cùng,nghệ thuật ẩn dụ đã góp phần làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho dòng thơ khiến những dòng thơ trở nên hay và hấp dẫn hơn.

2)

          Ý nghĩa của 2 đoạn trích trên tưởng chừng như đối lập nhưng lại có những mối liên hệ mật thiết,chặt chẽ. Qủa thật đúng như người ta thường nói văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ,từ những nỗi niềm trăn trở nơi đáy lòng con người. Hai đoạn thơ với hai tác giả cùng những cảm xúc khác nhau nhưng đều mang đến cho độc giả một cái nhìn  đầy tình nhân văn,cao cả.Ta đều có thể nhận thấy mặt tối của bức tranh cuộc sống nhưng rồi hiện lên lại là màu sắc tươi sáng của niềm tin yêu vào những điều tốt đẹp đang hiện hữu xung quanh.Chính những gam màu rực rỡ ấy đã mang đến một sức sống mãnh liệt cho hai tác phẩm.Nếu nói phần trích trong bài “Emily,con…”của nhà thơ Tố Hữu đem lại sự phản kháng,hành động mạnh mẽ,dũng cảm giống như môt ngọn lửa bùng cháy để khẳng định chân lí: sự thật vẫn luôn tồn tại,lẽ phải và công bằng vẫn luôn còn đó,cái thiện vẫn chưa biến mất để thôi thúc con người biết hành động bảo vệ những điều tốt đẹp,chống lại điều xấu xa ẩn sâu trong góc tối của xã hội thì ở phần trích trong bài “Phố ta” của tác giả Lưu Quang Vũ lại toát lên tình yêu cuộc đời,nhẹ nhàng như con gió chạm khẽ vào tâm hồn người đọc sự lạc quan,không bị chìm đắm trong lo âu,hoài nghi rồi chốn chạy giữa chốn nhân gian phồn hoa. Có lẽ cái đích duy nhất của văn học vốn là hướng người ta đến “cái thiện”nên dường như ở đây ta đã bắt sự giao thoa về mặt tâm hồn của cả hai người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ Tố Hữu và Lưu Quang Vũ.Cả hai đoạn thơ đều để lại một dư âm không thể nào quên nơi đáy lòng người đọc về: sự đấu tranh cho cái tốt và niềm tin vào cái đẹp.

THÀ NH ╰︵╯
15 tháng 1 2023 lúc 19:07

 1/ Thể thơ của 2 đoạn trích trên là thể tự do

   Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 1 :  đối: còn >< mất

   Tác dụng : nhấn mạnh sự mất mát của chiến tranh và những đau thương, đổ nát còn sót lại

   Biện pháp nghệ thuật của đoạn trích 2 : câu hỏi tu từ

   Tác dụng : Phủ định cuộc sống không chỉ toàn chuyện xấu đồng thời khẳng định những điều tốt       đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc đời này. 

 2/ Ý nghĩa của chúng đối lập do trong đoạn trích phố ta muốn gửi đến chúng ta là cuộc sống này không đầy rẫy sự bất công cũng không trải đầy hoa hồng, cuộc sống của hạnh phúc hay không là do chính bạn quyết định. Còn trong đoạn trích emily con thông điệp muốn gửi đến cho chúng ta là lên án chiến tranh và muốn mang lại hòa bình cho thế giới, hai ý nghĩa của hai bài cũng có nhiều điểm tương đồng.

3/ I have no idea :3


Các câu hỏi tương tự
Mai Bảo Lâm
Xem chi tiết
Phạm Thành Hưng
Xem chi tiết
Thoa Do
Xem chi tiết
Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
sky12
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Kiên Nguyễn
Xem chi tiết
Nhi Lê Vũ Khánh
Xem chi tiết
2moro
Xem chi tiết