Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Thị Thu Thảo

Biểu cảm của em về tâm trạng của người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra của Lí Lan.

Minh Thư
22 tháng 12 2016 lúc 11:06
Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Phương Trâm
22 tháng 12 2016 lúc 11:12

Tham khảo ạ:

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

 
Phan Ngọc Cẩm Tú
22 tháng 12 2016 lúc 16:58

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 12 2016 lúc 18:12

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

Phan Ngọc Cẩm Tú
22 tháng 12 2016 lúc 16:57

“Cổng trường mà ra” là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Không có sự kiện, không có cốt truyện nhưng văn bản này vẫn hấp dẩn chúng ta, bởi vì từng câu văn, từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của một người mẹ rất mực thương yêu con, không nguôi nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với những đứa con bé bỏng. Đứa con trong bài văn là một cậu bé chuẩn bị vào lớp Một. Còn chúng ta, những học sinh lớp Bảy, đã qua lớp Một từ lâu rồi, vậy mà khi đọc bài văn “cổng trường mở ra”, lòng ta vẫn rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, cứ như đang được một chiếc máy thời gian dẫn về những ngày ấu thơ đẹp đẽ...

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Hình ảnh cậu học sinh lớp Một được miêu tả ở phần đầu bài văn thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình Lheir.ì chúm lại như đang mút kẹo. Ngày mai khai trường, ngày mai được đi học. được vào lớp Một, vậy mà đêm nay cậu bé vẫn ngủ một cách thanh thản, bôi vì cáu dã được mẹ giúp chuẩn bị mọi việc, mọi thứ sẩn sàng. Cũng có niềm háo hức như ưước những chuyến đi xa, nhưng giờ đây trong lòng cậu bé không có mô: bận lâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Như vậy. trong cái đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con, cậu học sinh lớp Một ảv thật là thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên, vô tư... Biết đâu, trong đêm nav. cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp, giấc mơ về gia đình hạnh phúc, về cuộc đời tươi sang. Đứa con, cậu học sinh lớp Một ấy và tất cả chúng ta, những học sinh tiểu học, trung học sơ sở... có được những giây phút thanh thản, vô tư để mơ những giấc mơ đẹp là nhờ đâu? Phải chăng, trước hết là nhờ tình thương yêu, sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ. Nhà văn Lý Lan, chắc cũng là một người mẹ, đã ghi lại biết bao suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của một người mẹ như thế trong đêm chuẩn bị cho con vào lớp Một. Mọi việc chuẩn bị đã xong, mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Nhưng lên giường năm, mẹ cứ “trằn trọc" mãi. Nhà văn đã dùng một từ láy đúng chỗ - trằn trọc. “Trằn trọc lù trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì có nhiều điều phải lo nghĩ". Người mẹ ấy đã lo nghĩ những điều gì? Trước hết, người mẹ tin ở con, tin ở mình. “Mẹ tin lù con sẽ không bỡ ngỡ... Mẹ tin đứa con của mẹ lân rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con...". Điệp ngữ “mẹ tin” được nhắc lại ba lần vang vọng trong tâm hồn người mẹ, chứng tỏ người mẹ đã yên lòng, không phải lo lắng gì về con, về mình. Nhưng, “vẫn không ngủ được", vẫn “trằn trọc". Bởi vì trong lòng người mẹ trào lên bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu. Do đó, sau những niềm tin, người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xa xưa, ngày còn thơ ấu, ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Bên tai người mẹ bỗng vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “Hùng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tỏi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Trong đoạn văn này xuất hiện hai từ ghép đẳng lập thật đặc sắc. Từ “trầm bổng" tả âm thanh tiếng đọc bài khi thấp, khi cao, nhẹ nhàng, vang xa mãi không dứt. Từ “âu yếm" biểu hiện tình thương yêu, trìu mến, sự chăm sóc dịu dàng của người mẹ đôi với đứa con. Thế là từ một tiếng đọc bài trầm bổng, trong cuốn sách giáo khoa xưa, ùa dậy những ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng người mẹ về cái ngày “hôm nay tôi đi học”. “Mẹ cồn nhớ sự nân nao, hồi hộp khi cùng bù ngoại đi tới gần ngôi trường vù nỗi chơi vơi hốt hoang khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cúi thế giới mà mẹ vừa bước vào". Chỉ trong một thời khắc ngắn ngủi mở đầu cuộc đời cắp sách mà cô học trò nhỏ bé - tuổi thơ của người mẹ ngày nay - trải qua bao nhiêu tâm trạng. Nào là nôn nao, hồi hộp, nào là chơi vơi, hốt hoảng... Bên cạnh những từ ghép đẳng lập biểu hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn đã dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét như: bù ngoại, ngôi trường, cổng trường, cánh cổng. Ngôn ngữ văn chương và nội dung, ý nghĩa hài hòa với nhau khiến người đọc dễ hiểu và thích thú. Trở lại với tâm trạng của người mẹ trong bài văn, chúng ta hiểu rằng, người mẹ ấy nhớ những kỉ niệm xưa, không chỉ để được sông lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muôn “nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bùng khuâng, xao xuyến”. Điều đó có nghĩa là người mẹ muốn truyền cho cậu học sinh lớp Một kia những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời, những người được cắp sách đến trường trong ngày đầu vào lớp Một... Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ, liên tưởng tới một nét văn hóa rất đẹp của nước Nhật. “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội... không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai... Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ anh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thế' đưa thế hệ ấy đi chệch cả hùng dặm sau này...”. Nghĩ về chuyện của thế giới, để hiểu rõ và ghi nhớ trách nhiệm vinh quang và nặng nề của chính bản thân mình đổĩ với việc chăm lo, giáo dục con cái nói riêng và cả thế hệ trẻ của đất nước mình nói chung. Tấm lòng người mẹ ấy đẹp đẽ, cao cả biết bao. Ý tưởng này của nhà văn Lý Lan sâu sắc và nhân văn biết bao! Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của nhân vật người mẹ. Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của chính mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật, cũng chính là của tác giả. Nói khác đi đây là một kiểu văn chương trữ tình, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ. Nhân vật người mẹ trong bài văn cứ thủ thỉ tâm tinh tự nói với mình, theo kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”. Nhà văn cũng vậy, không răn bảo ai bằng những lời khô cứng mà hóa thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc, rất nhẹ nhàng, rất tinh tế mà vô cùng thấm thìa, lay mạnh ý nghĩ và tình cảm người đọc. Trở lại, với người mẹ trong bài văn, ta hãy lắng nghe lời cuối cùng của mẹ: “Bước qua cánh cổng trường lù một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã qua thời lớp Một, bây giờ là học sinh lớp Bảy chúng ta hiểu răng: “Một thế giới kì diệu ” mà nhà trường đã mở ra cho chúng ta là bao điều, rộng lớn về tri thức văn hóa, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta bao nhiêu tư tưởng, tình cảm đẹp về đạo lí làm người, tình bạn, tình thầy trò, tâm lòng yêu tnương con người, ý chí, nghị lực, tính thật thà, lòng dũng cảm... để không ngừng vươn lên, để phát triển nghị lực, phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai. Bước qua cánh cổng trường chính là một tuổi thơ bé bỏng nhiều khờ dại để từng bước, từng bước lớn lên, lớn lên, xứng đáng con ngoan, trò giỏi và công dân tốt sau này... Vậy đấy, đọc bài "Cống trường mở ra” trí tuệ và tâm hồn của những học sinh lớp Bảy chúng ta được mở rộng, hiểu biết và rung cảm biết bao điều quý giá. Chúng ta hiểu rằng: "Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên". Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường, mẹ mình đã làm gì và nghĩ gì. Đọc bài văn này, ta hiểu và thấm thìa tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của mẹ đối với ta và vai trò lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, cổng trường mở rộng bao nhiêu, tình mẹ dạt dào sâu nặng bấy nhiêu. Mẹ cha, gia đình, thầy cô, bạn bè, trường lớp luồn luôn hài hoà gắn bó với nhau, để đưa chúng ta vào một thế giới tuổi trẻ kì diệu, vô cùng đẹp đẽ, cao cả và... không ít những gian truân. Hãy can đảm lên, người lính nhỏ của đạo quân... sách vở là vũ khí, lớp học lù đơn vị, trận địa là hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại...
 

Các câu hỏi tương tự
Mộc Vân
Xem chi tiết
huy bình
Xem chi tiết
Minh Lê
Xem chi tiết
cô bé bí ẩn
Xem chi tiết
Lê Thị Khánh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Dương Dương Yang Yang
Xem chi tiết
Chanh Leo
Xem chi tiết
Linh Diệu
Xem chi tiết