Văn bản ngữ văn 9

Trương Võ Thanh Ngân

Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời"

em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Thảo Phương
28 tháng 4 2019 lúc 18:30

1- Giải thích ý kiến: Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
– Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt
– Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần.
2- Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định, để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng.

* Khái quát:
– Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc.
– Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.

* Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu.

* Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
– Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:
+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống…
(phân tích, chứng minh)
– Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)…
( phân tích, chứng minh)

* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời:
( hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:
– Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi…, trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp… Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu…
( lấy dẫn chững thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
………………………………………….
Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa! )

– Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu
(Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)

* Liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (hoặc những bài thơ mà b biết):
Bài thơ Tiềng gà trưa cũng ghi lại những cảm xúc của người cháu khi hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, với đàn gà bà nuôi. Hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, yêu thương cháu hết mực, rồi hình ảnh những chú gà mái, ổ trứng hồng…, tất cả đều là những hình ảnh giản dị, nhưng lại đem đến cho cháu niềm hạnh phúc, để khi cháu trưởng thành, khi cháu đã là một người chiến sĩ thì những hình ảnh ấy vẫn là điểm tựa tinh thần, là động lực thôi thúc cháu chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước…)

* có thể liên hệ từ thực tế cuộc sống, từ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề này, từ đó khái quát được ý nghĩa: mỗi chúng ta cần biết trân trọng ân tình với quá khứ, với quê hương và với những người thân yêu, biết trân trọng những điều bình thường giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta.

Nguyen
28 tháng 4 2019 lúc 21:55

1- Giải thích ý kiến: Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt
- Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần.
2- Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định, để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng.
* Khái quát:
- Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.
* Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu.
* Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
- Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:
+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống...
( phân tích, chứng minh)
- Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)...
(phân tích, chứng minh)
* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời:
(HS hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:
- Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi..., trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp... Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu...
( lấy dẫn chững thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
.................................................
Ôi kì là và thiêng liêng - bếp lửa! )
- Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu
(Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)
* Liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (hoặc những bài thơ đã biết):
Bài thơ Tiềng gà trưa cũng ghi lại những cảm xúc của người cháu khi hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, với đàn gà bà nuôi. Hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, yêu thương cháu hết mực, rồi hình ảnh những chú gà mái, ổ trứng hồng..., tất cả đều là những hình ảnh giản dị, nhưng lại đem đến cho cháu niềm hạnh phúc, để khi cháu trưởng thành, khi cháu đã là một người chiến sĩ thì những hình ảnh ấy vẫn là điểm tựa tinh thần, là động lực thôi thúc cháu chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước...)

Minh Nhân
28 tháng 4 2019 lúc 14:15
Mở bài:

Thơ ca là chiều sâu, là sự chắc lọc, kết tinh của tâm hồn. Thuở ban đầu, thơ ca xuất hiện từ nỗi rung động mãnh liệt của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Về sau, thơ ca còn là kết tinh của tư tưởng, trết lí, suy niệm của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Bếp lửa là biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời.

Thân bài:

Giải thích:

Triết lí thầm kín là những gì có ý nghĩa, mang tính quy luật được biểu hiện một cách thầm kín, không thổ lộ ra bên ngoài. Cần có một sự suy nghiệm sâu sắc mới có thể nhận thấy được.

Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đó là những gì tồn tại và gắn bó, có tác động sâu sắc lên đời sống và hình thành nên các giá trị trong tuổi thơ con người. Đó có thể là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc với ta. Những giá trị ấy có sức mạnh làm tỏa sáng và nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Các giá trị ấy trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.

Bàn luận:

Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa khi ở xa tổ quốc. Càng ở xa người ta càng mong nhớ và trân trọng những tháng ngày vất vat và khổ đau đã đi qua để có ngày hạnh phúc. Nhà thơ nhớ về tuổi thơ, nhớ lại kỉ niệm và thêm trân quý bởi nó như viên ngọc sáng có sức mạnh thanh lọc và nâng đỡ tâm hồn.

Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương…Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. Đó là hình ảnh “một bếp lửa chờn vờn sương sớm” với khói bếp “hun nhèm mắt cháu”, “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu.

Đó là người bà tảo tần, đã trải qua “biết mấy nắng mưa”. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, từng ngày nhóm lên ngọn lửa ấm. Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống. .

Những kỉ niệm còn tươi nguyên trong trí nhớ. Từng khoảnh khắc thời gian được tái hiện rõ ràng. Đó là những năm đầu kháng chiến:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.

Đó là những năm ở cùng bà: Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa.

Bố mẹ đi kháng chiến cứu nước, cháu ở cùng bà, tuy đơn chiếc nhưng vẫn ấm áp tình thương:

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Rồi năm giặc tràn về làng. Chúng hủy diệt tất cả nhưng không thể nào hủy diệt được niềm tin trong lòng bà. Dẫu mọi thứ có bị “cháy tàn cháy rụi” thì bà “vẫn vững lòng”, “dặn cháu đinh ninh” không kể chuyện nhà khi viết thư cho bố. Bà chấp nhận cam chịu khổ đau, vượt qua nghịch cảnh để người nơi mặt trận an lòng mà chiến đấu cứu nước. Lời bà dặn nghe sao mà mạnh mẽ kiên cường đến thế. Hình ảnh ấy mãi mãi in sâu vào tâm trí, trở thành nguồn sức mạnh chiến đấu của người cháu sau này.

Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ. Trong lòng cháu vẫn không thôi nhắc nhở mình rằng: “sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”. ngọn lửa ấy đã thức dậy chưa để sưởi ấm tâm hồn người cháu nơi xa tổi quốc.

Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước. Dù hoàn cảnh sống đã có nhiều đổi thay và kỉ niệm quá khứ bị che phủ bởi lớp thời gian đằng đẵng nhưng nó vẫn tỏa sáng và nồng ấm trong kí ức con người. Ngọn lửa nhóm lên từ bàn tay tảo tần của bà, bởi tình yêu thương thiết tha của bà vân mãi “tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.

Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự vừa tâm tình thủ thỉ, vừa tha thiết, dặt dìu. nhiều hình ảnh thơ đẹp, gây ấn tượng và sức ám ảnh sâu sắc. Thành công của Bằng Việt đó là kể chuyện bằng thơ rất tự nhiên. Chuyện nhóm lên ngọn lửa mỗi ngày của bà thôi mà trong đó còn có cả ngọn lửa đấu tranh, sức sống mãnh liệt của dân tộc trong trận chiến sinh tử với kẻ thù.

Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.

Bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp của con người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Kết bài:

Quá khứ là nơi gìn giữ sự sống đã trải qua của mỗi chúng ta. Nó tuy vô hình nhưng luôn hiện hữ trong tâm hồn mỗi người. Hãy trân trọng và giữ gìn nó như giữ gìn sự sống trong hiện tại và khát vọng ở tương lai. Không có quá khứ, sự tồn tại của con người cũng trở nên vô nghĩa. bếp lửa là một sự hồi nhớ mang đầy tính nhân văn cao cả về tình yêu gia đình và quê hương đất nước


Các câu hỏi tương tự
Minh Tuyền Đoàn
Xem chi tiết
Thi Hoa Bui
Xem chi tiết
Dương Văn Ánh
Xem chi tiết
Hoàng Minzy
Xem chi tiết
Light Stars
Xem chi tiết
Light Stars
Xem chi tiết
Lợi Đặng
Xem chi tiết
Hoài Ngọc Phạm
Xem chi tiết
Trúc Giang Châu Thị
Xem chi tiết