Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Đan Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Đan Chi với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Lâm với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Lâm cũng nhận được bài của mình.
Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Đan Chi cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.
Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:
"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng ***** để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.
Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.
Người bạn đó không phải học cùng trường, cũng không phải học cùng lớp mà hà quen trong một trường hợp đặc biệt.
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học. Thu hà thường trông thấy một cô bé áo quần rách rưới đi bán bỏng ngô. Và như vậy chiều nào hà cũng gặp. Một hôm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng áo quần ướt sũng hà liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn và cũng từ giờ phút đó, hai người quen nhau. Hôm ấy hà vừa đi vừa hỏi:
- bạn tên gì? Sao hôm nào bạn cũng đi bán bỏng ngô như vậy?
Bạn kia rưng rưng nước mắt trả lời:
- mình tên là mai. Vì quá nghèo, bố là liệt sĩ chống mĩ, nhà đông anh em, mình phải đi bán bỏng kiếm tiền mua sắm quần áo và đò dùng học tập.
Thực tình nhà hà chẳng hơn gì nhà mai. Hà chợt nhớ đến mình có một chiếc áo ông nội mới tặng. Không nghĩ gì nữa, tối hôm ấy hà đưa ý kiến đó trao đổi với bố, bố hà đồng ý. Hôm sau hà đem ý kiến ra trao đổi với mai nhưng mai đã từ chối.
- cám ơn bạn nhưng mình tự cố gắng lao động và từ đó mà mua.
Cũng từ hôm ấy không hiểu sao hà không còn thấy mai đi bán bỏng ngô ở con đường này nữa. Hà cứ mong sao được gặp lại mai một lần nhưng … quả là rất khó. Một hôm vào mãi thời gian sau này hà mới bất ngờ được gặp mai trong kì thi học sinh giỏi thành phố. Hà thấy mai ăn mặc tinh tươm đang chạy tung tăng trên sân trường. Hà vui sướng chạy lại ôm chầm lấy mai. Đôi bạn ôm riết lấy nhau tưởng chừng không rời nhau ra được. Họ chạy ù vào phòng để chuẩn bị cuộc thi. Hà ngồi sau mai hai hàng ghế. Phần đầu của bài thi hà làm được rồi nhưng đến một bài toán khó hà suy nghĩ mãi không được. Trán hà lấm tấm mồ hôi. Hà nhìn lên thấy mai viết lia lịa. Hà cố đọc lại bài toán và tập trung suy nghĩ nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng xuống trước mặt bàn hà. Cuộn giấy từ từ trôi xuống lòng hà và hà thấy mai nháy mắt như ra hiệu cho hà một cái. Hà hiểu ý định nhặt lên xem nhưng chợt nhớ đến câu chuyện ngày trước trong dịp mới quen nhau. Hà còn nhớ mai đã từng nói:
- cảm ơn bạn… nhưng mình muốn tự tay làm việc để mua sắm áo mới và đồ dùng học tập, – hà không nhặt nữa mà để cho cục giấy từ từ lăn xuống đất. Hà cố đọc lại thật kĩ đề toán và cuối cùng đã tìm ra được lời giải. Hà viết một mạch, vừa lúc hà làm xong xuôi các bài thi cũng là lúc tiếng trống vang lên một hồi dài báo hiệu báo hiệu hết giờ thi. Ra về cố đi gần lại với hà , mai nhẹ nhàng nói với bạn:
- ban nãy thấy bạn lúng túng mình muốn giúp bạn. Nhưng bây giờ nghĩ lại mình thật sự ân hận. Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi bằng đôi chân và trí óc của mình.
Hai bạn sánh bước bên nhau. Trời như xanh và trong hơn.
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.
Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.
Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:
"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng ***** để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.
Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.