Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoang the anh

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “ÔNG ĐỒ”

Bài tập 1.Bài thơ “Ông đồ” được viết theo bố cục đầu cuối tương ứng. Hãy làm rõ sự tương ứng về mặt bố cục của bài thơ.

Bài tập 2.Trong bài thơ, nhân vật ông đồ đã được nhà thơ Vũ Đình Liên gọi bằng nhiều cách gọi khác nhau. Hãy liệt kê các cách gọi đó và hãy cho biết giá trị biểu cảm của mỗi cách gọi như thế.

Bài tập 3.Nếu hai câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Người thuê viết nay đâu?” được thay bằng “Nhưng mỗi năm một vắng. Người thuê viết nay đâu?” thì giá trị biểu cảm của hai câu thơ có gì khác?

Bài tập 4. Các câu thơ khép lại khổ thơ thứ ba và thứ tư là những câu thơ rất đặc sắc. Em hãy :

a)Xác định phép tu từ và nêu cảm nhận về cái hay của phép tu từ được sử dụng ở hai câu cuối khổ thơ thứ ba:

Giấy đỏ buồn không thắm.

Mực đọng trong nghiên sầu.

b)Hãy cho biết hai câu cuối khổ thơ thứ tư :

Lá vàng rơi trên giấy.

Ngoài giời mưa bụi bay.

tả cảnh hay tả tình. Vì sao?

Bài tập 5. Sau khi học xong bài thơ “Ông đồ”, hãy chứng minh Vũ Đình Liên là nhà thơ của hai nguồn thi cảm chính : lòng trắc ẩn / thương người và tình hoài cổ.


Các câu hỏi tương tự
Linh Đỗ
Xem chi tiết
Trương Gia Phong
Xem chi tiết
Hô Trân
Xem chi tiết
Tran Duc Bo
Xem chi tiết
Quốc Khánh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thành trung
Xem chi tiết
Cherry Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết