Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chu Hải Anh

Bài 4: Cho tam giác DEF có DE = DF = 5cm, EF = 6cm. Gọi I là trung điểm của EF.

a) Chứng minh tam giác DEI = tam giác DFI

b) Tính độ dài đọan DI

c) Kẻ IH vuông góc với DE (H thuộc DE). Kẻ IJ vuông góc với DF (J thuộc DF). Chứng minh: tam giác IHJ là tam giác cân.

d) Chứng minh: HJ song song EF.

Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A , BD là phân giác của góc B . Vẽ DI vuông góc với BC (điểm I thuộc BC) . Gọi K là giao điểm của hai đường thẳng DI và AB.

a) Chứng minh : tam giác ABD = tam giác IBD.

b) Chứng minh : BD vuông góc AI.

c) Chứng minh : DK = DC.

d) Cho AB = 6 cm ; AC = 8 cm . Hãy tính IC = ?

Bài 6: Cho Tam giác DEF. Gọi M là trung điểm của EF. Qua E, vẽ đường thẳng vuông góc với DE cắt DM tại K. Trên đoạn thẳng DM lấy điểm I sao cho MI = MK.

a) Chứng minh: tam giác EMK = tam giác FMI

b) Chứng minh: FI vuông góc DE.

Bài 7. Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) . Trên tia đối của tia AB, lấy điểm E sao cho AE = AC. Trên tia đối của tia AC, lấy điểm D sao cho AD = AB.

a) Chứng minh: tam giác ABC = tam giác ADE.

b) Vẽ AH vuông góc BC tại H. Chứng minh: tam giác BAH = tam giác ACH.

c) Tia HA cắt DC tại K. Chứng minh: K là trung điểm của DE.

d) Chứng minh: BD // CE và BD + CE = BE.

Bài 8. Cho tam giác ABC vuông tại A.Vẽ đường cao AH. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm H vẽ tia Ax sao cho góc BAx= góc BAH. Gọi tia AY là tia đối của tia Ax. Vẽ BD và CE vuông góc với đường thẳng xy (D, E thuộc xy). Chứng minh:

a) Tia AC là tia phân giác của góc Hay.

b) BD+CE=BC và A là trung điểm của DE.

c) HD vuông góc với HE.

Bài 9*. Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ AH vuông góc BC tại H. Tia phân giác của góc HAC cắt cạnh AC tại D, E là điểm trên cạnh AB sao cho BE = BH. Chứng minh rằng: EH // AD.

Bài 10*. Cho tam giác ABC, có BH vuông góc AC tại H và BH = 1/2AC và góc BAC bằng 75 độ. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại C.

Bài 11.

Cho tam giác ABC cân tại A (AB > BC). Vẽ BDvuông gócAC tại D, CEvuông góc AB tại E.

a) Chứng minh rằng : tam giác DAB = tam giác EAC và tam giác ADE cân.

b) Gọi H là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng : AH là tia phân giác của góc BAC.

c) Chứng minh rằng : AH > CH.

Bài 12. Cho góc nhọn xAy < 60 độ. Trên các tia Ax, Ay lần lượt lấy hai điểm B, C sao cho AB = AC và AB > BC. Vẽ BM vuông góc AC tại M, CN vuông góc với AB tại N.

a) Chứng minh rằng : tam giác MAB= tam giác NAC v tam giác AMN cn.

b) Gọi K l giao điểm của BM và CN. Chứng minh rằng: AK l tia phân giác của góc BAC.

c) Chứng minh rằng : AK > CK.

nguyen thi vang
8 tháng 2 2018 lúc 22:19

Bài 4 :

D E F 6 I H J

a) Xét \(\Delta DEI,\Delta DFI\) có :

\(DE=DF\) (\(\Delta DEF\) cân tại D)

\(EI=IF\)(I là trung điểm của EF)

\(DI:chung\)

=> \(\Delta DEI=\Delta DFI\left(c.c.c\right)\)

b) Ta có : \(EI=IF=\dfrac{EF}{2}=\dfrac{6}{2}=3\left(cm\right)\)

Xét \(\Delta DIE\) vuông tại I có:

\(DI^2=ED^2-EI^2\) (định lí PITAGO)

=> \(DI^2=5^2-3^2=16\)

=> \(DI=\sqrt{16}=4\left(cm\right)\)

c) Xét \(\Delta HIE,\Delta JIF\) có :

\(\widehat{IHE}=\widehat{IJF}\left(=90^{^O}\right)\)

\(EI=EF\) (I là trung điểm của EF)

\(\widehat{HEI}=\widehat{JFI}\) (Tam giác DEF cân tại D)

=> \(\Delta HIE=\Delta JIF\) (cạnh huyền -góc nhọn)

=> \(HI=HJ\) (2 cạnh tương ứng)

Do đó: \(\Delta IHJ\) cân tại H (đpcm)

d) Xét \(\Delta DHI,\Delta DJI\) có:

\(HI=IJ\) (tam giác HIJ cân tại H)

\(\widehat{DHI}=\widehat{DJI}\left(=90^o\right)\)

DI : Chung

=> \(\Delta DHI=\Delta DJI\left(c.g.c\right)\)

=> \(\Delta DHJ\)cân tại D

Ta có : \(\widehat{DHJ}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{D}}{2}\left(1\right)\)

Xét \(\Delta DEF\) cân tại D(gt) có :

\(\widehat{DEF}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{D}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{DHJ}=\widehat{DEF}\left(=\dfrac{180^o-\widehat{D}}{2}\right)\)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> \(HJ//EF\)

=> đpcm

nguyen thi vang
9 tháng 2 2018 lúc 13:55

A B C I 6 8 D K

a) Xét \(\Delta ABD,\Delta IBD\) có :

\(\widehat{BAD}=\widehat{BID}\left(=90^{^O}\right)\)

\(BD:Chung\)

\(\widehat{ABD}=\widehat{IBD}\) (BD là phân giác của \(\widehat{B}\) )

=> \(\Delta ABD=\Delta IBD\) (cạnh huyền - góc nhọn) (*)

b) Xét \(\Delta ABI\) có :

\(AB=BI\) [từ (*)]

=> \(\Delta ABI\) cân tại B

Lại có : BD là phân giác trong \(\Delta ABI\)

Suy ra : BD đồng thời là trung trực trong \(\Delta ABI\)

=> \(BD\perp AI\) (đpcm)

c) Xét \(\Delta ABC,\Delta IBK\) có :

\(\widehat{B}:Chung\)

\(AB=BI\) (từ *)

\(\widehat{BAC}=\widehat{BIK}\left(=90^{^O}\right)\)

=> \(\Delta ABC=\Delta IBK\) (cạnh huyền - góc nhọn)

=> \(\widehat{BCA}=\widehat{BKI}\) (2 góc tương ứng)

Xét \(\Delta BDK,\Delta BDC\) có :

\(\widehat{DBK}=\widehat{DBC}\) (BD là tia phân giac của góc B)

\(BD:Chung\)

\(\widehat{BKD}=\widehat{BCD}\) (do \(\widehat{BCA}=\widehat{BKI}\) )

=> \(\Delta BDK=\Delta BDC\left(g.c.g\right)\)

=> \(DK=DC\)(2 cạnh tương ứng)

=> đpcm

nguyen thi vang
9 tháng 2 2018 lúc 16:15

Bài 6 :

D E F K M I

a) Xét \(\Delta EMK,\Delta FMI\) có:

\(EM=MF\) (M là trung điểm của EF)

\(\widehat{EMK}=\widehat{FMI}\) (đối đỉnh)

\(IM=MK\left(gt\right)\)

=> \(\Delta EMK=\Delta FMI\left(c.g.c\right)\) (*)

b) Từ (*) ta có :

\(\widehat{KEM}=\widehat{IFM}\) (2 góc tương ứng)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí so le trong

=> \(FI//EK\) (1)

Theo giả thiết có : \(EK\perp DE\) (2)

Từ (1) và (2) => \(FI\perp DE\)

Ta có đpcm.

Văn Thắng Hồ
15 tháng 5 2018 lúc 12:19

bai 9 hinh tu ve

Giai


Các câu hỏi tương tự
Tuấn Vũ Trần Lê
Xem chi tiết
Tuấn Vũ Trần Lê
Xem chi tiết
03.Trần Minh Anh
Xem chi tiết
tam pham
Xem chi tiết
Ly Khánh
Xem chi tiết
Lê Quý Long
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
Xem chi tiết
Doraemon N.W
Xem chi tiết
Xuân Mẫn Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Gia Khoa
Xem chi tiết