Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Quang Hiếu

Bài 3 : Tam giác ABC vuông tại A , đường phân giác BD . Kẻ AE vuông góc BD , AE cắt BC tại K

a) Chứng minh tam giác ABK cân tại B

b) Chứng minh DK vuông góc BC

c) Kẻ AH vuông góc BC . Chứng minh AK là tia phân giác của góc HAC

d) Gọi I là giao điểm của AH và BD . Chứng minh IK // AC

Lê Vương Kim Anh
23 tháng 5 2017 lúc 20:55

a) Xét \(\Delta AEB\)\(\Delta KEB\) có:

\(\widehat{ABD}=\widehat{KBE}\) (BD là tia phân giác \(\widehat{B}\) )

BE ( chung )

\(\widehat{AEB}=\widehat{KEB}\left(=90^0\right)\)

Do đó: \(\Delta AEB=\Delta KEB \left(g-c-g\right)\)

=> BA = BK (hai cạnh tương ứng)

=> \(\Delta ABK\) cân tại B

b) Xét \(\Delta BAD\)\(\Delta BKD\) có:

BA = BK (cmt)

\(\widehat{ABD}=\widehat{KBD}\) (BD là tia phân giác \(\widehat{B}\))

BD (chung)

Do đó: \(\Delta BAD=\Delta BKD\left(c-g-c\right)\)

=> \(\widehat{BKD}=\widehat{BAD}\) (hai góc tương ứng) \(=90^0\)

=> DK \(\perp\) BC

c) Ta có: \(\widehat{BAE}+\widehat{EAD}=\widehat{BAD}\)

=> \(\widehat{EAD}=\widehat{BAD}-\widehat{BAE}\)

\(\widehat{BKE}+\widehat{KED}=\widehat{BKD}\)

=> \(\widehat{KED}=\widehat{BKD}-\widehat{BKE}\)

\(\widehat{BAE}=\widehat{BKE}\)\(\widehat{BAD}=\widehat{BKD}\)

=> \(\widehat{EAD}=\widehat{KED}\) \(\left(1\right)\)

\(\widehat{BHA}=\widehat{CKD}=90^0\)

=> AH // DK ( đồng vị )

=> \(\widehat{HAK}=\widehat{AKD}\) ( so le trong )

hay \(\widehat{HAK}=\widehat{EKD}\) \(\left(2\right)\)

\(\left(1\right);\left(2\right)\)=> \(\widehat{HAK}=\widehat{EAD}\)

=> AK là tia phân giác \(\widehat{HAC}\)

d) Xét \(\Delta BAI\)\(\Delta BKI\) có:

\(\widehat{ABI}=\widehat{BKI}\) (BD là tia phân giác \(\widehat{B}\) )

BI (chung)

BA = BK (cmt)

Do đó: \(\Delta BAI=\Delta BKI\left(c-g-c\right)\)

=> \(\widehat{BAI}=\widehat{BKI}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat{BAE}=\widehat{BKE}\)

Do đó: \(\widehat{IAE}=\widehat{IKE}\)

\(\widehat{IAE}=\widehat{KAD}\)

=> \(\widehat{IKE}=\widehat{KAD}\)

=> IK // AC (sole trong)

qwerty
23 tháng 5 2017 lúc 20:45

A B C D E K H I

a) Ta có: BD là phân giác của góc ABK.

=> B thuộc đường phân giác của góc ABK.

=> AB = KB.

=> t/g ABK cân tại B (đpcm).

b) Vì KED vuông tại E(do AE vuông với BD)
E=90 độ =>góc EKD+góc KDE=90 độ
Áp dụng tính chất góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó:
=> góc DKC=góc EKD+góc KDE=90 độ.
=> DK vuông góc với KC hay BD.

Nguyễn Thị Thu
23 tháng 5 2017 lúc 20:58

a. Xét tam giác ABE và tam giác KBE có:

Góc ABE = góc KBE (BD là tia phân giác của góc ABC

BE chung

Góc BEA = góc BEK (=90o)

=> tam giác ABE = tam giác KBE (g.c.g)

=> AB = BK

=> tam giác ABK cân tại B


Các câu hỏi tương tự
Hà Trangg
Xem chi tiết
Nguyễn Thủy Nhi
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Quân
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Thanh Tâm
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Tớ cuồng xô
Xem chi tiết