Bài 1:số hs của 3 lớp 7A,7B,7C tỉ lệ với 4,5,6 .Tính số hs của mỗi lớp biết rằng số hs của lớp 7C nhiều hơn số hs lớp 7A là 16 hs.
Bài 2:biết độ dài 3 cạnh của 1 tam giác tỉ lệ với 3,4,5 .Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác biết chu vi của tam giác đó là 72 cm.
Bài 3: 3 đội máy cày làm việc trên 3 cánh đồng có diện tích như nhau đội thứ nhất cày song trong 3 ngày đội thứ 2 cày song trong 5 ngày đội thứ 3 cày song trong 6 ngày .Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy biết rằng đội thứ 3 ít hơn đội thứ 2 là 1 máy.
Bài 4:số hs giỏi ,khá ,trung bình của khối 7 lần lượt tỉ lệ với 2,3,5 .Tính số hs giỏi ,khá ,trung bình biết tổng số hs khá và trung bình hơn hs giỏi là 180 em.
bài 1
gọi số học sinh của cả 3 lớp lần lượt là : x,y,z(x,y,z<o)
dấu suy ra x/4=y/5=z/6
áp dụng công thức của dãy tỉ sô bằng nhau ta có
x/4=y/5=z/6=z-x/6-4=16/2=8
số học sinh của lớp 7a là:8*4=32
số hs của lớp 7b là 8*5=40
số hs của lớp 7c là 8*6=48
vậy số học sinh của lớp 7a,7b,7c lần lượt là 32,40,48
Bài 1: Gọi số hs của 3 lớp 7A,7B,7C lần lượt là a,b,c (a,b,c∈N*)
Vì số học sinh của 3 lớp 7A,7B,7C lần lượt tỉ lệ với 4,5,6 nên:
\(\dfrac{a}{4}=\dfrac{b}{5}=\dfrac{c}{6}\)
Theo bài ra ta có số hs lớp 7C nhiều hơn số hs lớp 7A là 16 hs nên c - a = 16
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{a}{4}=\dfrac{b}{5}=\dfrac{c}{6}=\dfrac{c-a}{6-4}=\dfrac{16}{2}=8\)
⇒ a = 8 . 4 = 32
⇒ b = 8 . 5 = 40
⇒ c = 8 . 6 = 48
Vậy số học sinh của ba lớp 7A,7B,7C lần lượt là 32,40,48
Bài 2: Gọi ba cạnh của tam giác lần lượt là a,b,c (a,b,c ∈ N*)
Nửa chu vi của tam giác là : 72 : 2 = 36 (cm)
Vì độ dài của 3 cạnh tam giác lần lượt tỉ lệ với 3,4,5 nên:
\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}=\dfrac{c}{5}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}=\dfrac{c}{5}=\dfrac{a+b+c}{3+4+5}=\dfrac{36}{12}=3\)
⇒ a = 3 . 3 = 9
⇒ b = 3 . 4 = 12
⇒ c = 3 . 5 = 15
Vậy ba cạnh của tam giác lần lượt là 9cm,12cm,15cm
Mấy bài sau tương tự nha.