Ôn tập chương II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoaa

Bài 1:Cho đường thẳng d là đồ thị của hàm số bậc nhất :y=mx-m+1(m là tham số)

1)tìm giá trị của m để khoảng cách từ gốc tọa độ O đến dường thẳng d bằng căn 2

2)tìm gtri của m để khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng d lớn nhất

Bài 2;

Trong hệ trục tọa độ Oxy,cho hàm số y=3x+m(1).Cho điểm A có hoành độ bằng 1 thuộc đths (1).Xác định m để điểm A nằm trong góc vuông thứ IV

=>help me --

Nguyễn Việt Lâm
9 tháng 11 2020 lúc 22:16

1.a

Với \(m=0;1\) không thỏa mãn

Với \(m\ne0;1\) gọi A và B lần lượt là giao điểm của d với Ox và Oy

\(\Rightarrow A\left(\frac{m-1}{m};0\right)\) ; \(B\left(0;-m+1\right)\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}OA=\left|\frac{m-1}{m}\right|\\OB=\left|-m+1\right|=\left|m-1\right|\end{matrix}\right.\)

Gọi H là chân đường cao hạ từ O xuống AB

\(\Rightarrow OH\) là khoảng cách từ O đến d

Áp dụng hệ thức lượng: \(\frac{1}{OH^2}=\frac{1}{OA^2}+\frac{1}{OB^2}\Rightarrow\frac{1}{2}=\frac{m^2}{\left(m-1\right)^2}+\frac{1}{\left(m-1\right)^2}\)

\(\Leftrightarrow\left(m-1\right)^2=2\left(m^2+1\right)\)

\(\Leftrightarrow m^2+2m+1=0\Rightarrow m=-1\)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Lâm
9 tháng 11 2020 lúc 22:20

1b.

Gọi \(M\left(x_M;y_M\right)\) là điểm cố định mà đường thẳng d luôn đi qua

\(\Rightarrow\) Với mọi m ta luôn có:

\(y_M=mx_M-m+1\Leftrightarrow m\left(x_M-1\right)+\left(1-y_M\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_M-1=0\\1-y_M=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow M\left(1;1\right)\)

Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ O xuống d

\(\Rightarrow\) OH là khoảng cách từ O đến d

Theo định lý về đường xiên - đường vuông góc: \(OH\le OM\)

\(\Rightarrow OH_{max}=OM\) khi H trùng M

\(\Rightarrow d\perp OM\)

Đường thẳng OM đi qua O(0;0) và M(1;1) nên có pt \(y=x\)

d vuông góc OM nên tích hệ số góc của 2 đường thẳng bằng -1

\(\Rightarrow m.1=-1\Rightarrow m=-1\)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Lâm
9 tháng 11 2020 lúc 22:23

2.

\(x_A=1\Rightarrow y_A=3x_A+m=m+3\)

\(\Rightarrow A\left(1;m+3\right)\)

Một điểm:

- Nằm trong góc phần tư thứ I thì tung độ và hoành độ đều dương

- Nằm trong góc phần tư thứ II thì hoành độ âm, tung độ dương

- Nằm trong góc phần tư thứ III thì hoành độ, tung độ đều âm

- Nằm trong góc phần tư thứ IV thì hoành độ dương, tung độ âm

Do đó: \(m+3< 0\Rightarrow m< -3\)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thuyền nhỏ Drarry
Xem chi tiết
trần đình nguyêm
Xem chi tiết
Kuramajiva
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
Phạm Minh Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Lực
Xem chi tiết
phuong nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
Thành Dương
Xem chi tiết