Ôn tập chương II

Nguyễn Hoàng Anh

cho hàm số \(y=x^2-3x+2\) có đồ thị (P)

a.tìm tọa độ giao điểm của (P) với Ox

b.tìm tọa độ giao điểm của (P) với Oy

c.tìm tọa độ giao điểm của (P) với đường thẳng y = x-1

 

 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
30 tháng 11 2023 lúc 23:34

a: Đặt y=0

=>\(x^2-3x+2=0\)

=>\(x^2-x-2x+2=0\)

=>\(x\cdot\left(x-1\right)-2\left(x-1\right)=0\)

=>(x-1)(x-2)=0

=>\(\left[{}\begin{matrix}x-1=0\\x-2=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=2\end{matrix}\right.\)

Vậy: Tọa độ giao điểm của (P) với trục Ox là A(1;0) và B(2;0)

b: Thay x=0 vào (P), ta được:

\(y=0^2-3\cdot0+2=2\)

Vậy: (P) cắt trục Oy tại điểm C(0;2)

c: Phương trình hoành độ giao điểm là:

\(x^2-3x+2=x-1\)

=>\(x^2-3x+2-x+1=0\)

=>\(x^2-4x+3=0\)

=>(x-1)(x-3)=0

=>\(\left[{}\begin{matrix}x-1=0\\x-3=0\end{matrix}\right.\)

=>\(\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=3\end{matrix}\right.\)

Khi x=1 thì \(y=1-1=0\)

Khi x=3 thì y=3-1=2

Vậy: Tọa độ giao điểm của (P) với đường thẳng y=x-1 là D(1;0) và E(3;2)

Bình luận (0)
Akai Haruma
30 tháng 11 2023 lúc 23:41

Lời giải:
a. Gọi giao điểm của $(P)$ với $Ox$ là $A$. Vì $A\in Ox$ nên $y_A=0$
$A\in (P)$ nên $y_A=x_A^2-3x_A+2$

$\Leftrightarrow 0=x_A^2-3x_A+2$

$\Leftrightarrow (x_A-1)(x_A-2)=0$

$\Leftrightarrow x_A=1$ hoặc $x_A=2$

$\Rightarrow$ tọa độ: $(2,0), (1,0)$
b.

Gọi $B$ là giao điểm của $(P)$ với $Oy$

$B\in Oy$ nên $x_B=0$

$y_B=x_B^2-3x_B+2=2$

Vậy giao điểm là $(0,2)$

c.

PT hoành độ giao điểm:

$x^2-3x+2=x-1$
$\Leftrightarrow x^2-4x+3=0$

$\Leftrightarrow (x-1)(x-3)=0$

$\Leftrightarrow x=1$ hoặc $x=3$
Nếu $x=1$ thì $y=x-1=1-1=0$

Nếu $x=3$ thì $y=x-1=3-1=2$

Vậy 2 giao điểm là: $(1,0), (3,2)$

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thuyền nhỏ Drarry
Xem chi tiết
Huỳnh thị Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
trần đình nguyêm
Xem chi tiết
phuong nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Bảo Phúc
Xem chi tiết
Phạm Minh Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết