Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

Toán Đỗ Duy

Bài 1 :Trong mặt phẳng Oxy cho ΔABC có điểm H(0;4) ; I(-2;-4) ; K(0;2) lần lượt là trực tâm , tâm đường tròn ngoại tiếp , chân đường cao hạ từ A . tìm tung độ lớn nhất của 3 điểm A,B,C

Bài 2 :trong mặt phẳng Oxy cho ΔABC có trực tâm H(-1;2) .gọi D,E,F lần lượt là chân đường cao hạ từ A,B,C của Δ ABC và O(0,0) là trung điểm của BC .Đường thẳng chứa BC : x+2y=0: EF : 2x-3y+14=0.tọa độ điểm A(a,b). tính P=7a+b

Nguyễn Việt Lâm
8 tháng 3 2019 lúc 20:14

Bài 1.

A B C H I D M K

Gọi M là trung điểm BC \(\Rightarrow IM\perp BC\)

Trên IA, lấy D đối xứng A qua I \(\Rightarrow AD\) là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác

Ta có \(BH\perp AC\) (H là trực tâm) và \(CD\perp AC\) (\(\widehat{ACD}\) nội tiếp chắn nửa đường tròn) \(\Rightarrow BH//CD\)

Lại có \(CH\perp AB\) (H là trực tâm) và \(BD\perp AB\) (\(\widehat{ABD}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \(\Rightarrow CH//BD\)

\(\Rightarrow BHCD\) là hbh (2 cặp cạnh đối song song), mà M là trung điểm BC \(\Rightarrow M\) là trung điểm HD

Trong tam giác AHD có M là trung điểm HD, I là trung điểm AD \(\Rightarrow IM\) là đường trung bình \(\Rightarrow\overrightarrow{IM}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AH}\)

\(\overrightarrow{KH}=\left(0;2\right)\Rightarrow\) đường thẳng KH nhận \(\overrightarrow{n_{KH}}=\left(1;0\right)\) là 1 vtpt

\(\Rightarrow\) pt KH (hay AH) là: \(1\left(x-0\right)+0\left(y-4\right)=0\Leftrightarrow x=0\)

\(BC\perp KH\Rightarrow\overrightarrow{n_{BC}}.\overrightarrow{n_{KH}}=0\Rightarrow\) đường thẳng BC nhận \(\overrightarrow{n_{BC}}=\left(0;1\right)\) là 1 vtpt

\(\Rightarrow\) Pt BC: \(0\left(x-0\right)+1\left(y-2\right)=0\Leftrightarrow y-2=0\)

Do \(IM\perp BC\Rightarrow\)đường thẳng IM có 1 vtpt là \(\overrightarrow{n_{IM}}=\left(1;0\right)\)

\(\Rightarrow\) pt IM: \(1\left(x+2\right)+0\left(y+4\right)=0\Leftrightarrow x+2=0\)

M là giao điểm IM và BC \(\Rightarrow\) tọa độ M là nghiệm: \(\left\{{}\begin{matrix}x+2=0\\y-2=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow M\left(-2;2\right)\)

Theo cmt, do \(\overrightarrow{IM}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AH}\Rightarrow\left(0;6\right)=\frac{1}{2}\left(-x_A;4-y_A\right)\Rightarrow A\left(0;-8\right)\)

Do B thuộc \(y-2=0\Rightarrow B\left(a;2\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_C=2x_M-x_B=-4-a\\y_C=2y_M-y_B=2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow C\left(-4-a;2\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\overrightarrow{BH}=\left(-a;2\right)\\\overrightarrow{AC}=\left(-4-a;10\right)\end{matrix}\right.\)

\(BH\perp AC\Rightarrow\overrightarrow{BH}.\overrightarrow{AC}=0\Rightarrow-a\left(-4-a\right)+20=0\)

\(\Rightarrow a^2+4a+20=0\) (vô nghiệm) \(\Rightarrow\) không tồn tại B, C thỏa mãn

Bạn xem lại đề bài, có vẻ đề cho nhầm số liệu

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
8 tháng 3 2019 lúc 20:30

Trước hết, ta đã biết nếu 2 đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B, thì \(OO'\perp AB\) (1)

A B C D O H E F M

\(\overrightarrow{n_{BC}}=\left(1;2\right)\), do \(AH\perp BC\Rightarrow AH\) có 1 vtpt \(\overrightarrow{n_{AH}}=\left(2;-1\right)\)

\(\Rightarrow\) Phương trình AH: \(2\left(x+1\right)-1\left(y-2\right)=0\Leftrightarrow2x-y+4=0\)

Gọi I là trung điểm AH \(\Rightarrow I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(AEHF\) (E và F đều nhìn AH dưới 1 góc vuông)

Lại có O là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(BCEF\) (E và F đều nhìn BC dưới một góc vuông)

Mà (O) và (I) cắt nhau tại E và F \(\Rightarrow OI\perp EF\) (theo (1))

\(\overrightarrow{n_{EF}}=\left(2;-3\right)\Rightarrow\) đường thẳng OI có 1 vtpt là \(\overrightarrow{n_{OI}}=\left(3;2\right)\)

\(\Rightarrow\) pt đường thẳng OI: \(3\left(x-0\right)+2\left(y-0\right)=0\Leftrightarrow3x+2y=0\)

Do I là giao điểm của AH và OI \(\Rightarrow\) tọa độ I là nghiệm của hệ:

\(\left\{{}\begin{matrix}3x+2y=0\\2x-y+4=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow I\left(\frac{-8}{7};\frac{12}{7}\right)\)

Do I là trung điểm AH

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_A=2x_I-x_H=\frac{-9}{7}\\y_A=2y_I-y_H=\frac{10}{7}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow A\left(\frac{-9}{7};\frac{10}{7}\right)\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=\frac{-9}{7}\\b=\frac{10}{7}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow7a+b=\frac{-53}{7}\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Việt Vũ Hoàng
Xem chi tiết
Thichinh Cao
Xem chi tiết
Bolbbalgan4
Xem chi tiết
Lê Mai Hương
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Tâm Cao
Xem chi tiết
Tran Lam Phong
Xem chi tiết
Minh Vũ
Xem chi tiết
Minh Vũ
Xem chi tiết