Ôn tập tiếng Việt 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thỏ Nghịch Ngợm

Bài 1: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật trong các ví dụ sau:

VD1: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

VD2: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

VD3: Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

VD4: Anh Sáu tỉ mỉ, cẩn trọng cưa từng khúc ngà làm lược cho con như một người thợ bạc.

Đạt Trần
6 tháng 8 2019 lúc 21:27

VD1: Sử dụng ẩn dụ , so sánh , nhân hóa

“giọt máu đào”là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể.Như vậy cho dù là một nhưng giot máu cũng quan trọng hơn ao nước lã.Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào”nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ,người dưng.Phép so sánh “hơn”đã thể hiện rõ lời nhận định:những người có quan hệ máu mủ,huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ.Như vậy câu nói khuyên chúng ta phài xem trọng,đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
6 tháng 8 2019 lúc 22:18

Ví dụ 2 :

- Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ : Ẩn dụ

* Phân tích tác dụng của phép ẩn dụ :

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trưng sáng dịu hiền

=> Câu thơ diễn tả tinh tế không khí yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong lăng Bác. Hình ảnh vầng trăng gợi người đọc liên tưởng đến tâm hồn thanh cao cùng đời sống giản dị, trong sáng, thuần khiết của Bác. Đồng thời, nó cũng gợi cho chúng ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng mà thi sĩ Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh tù đày hoặc trong kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược. Suốt đời, Bác coi trăng là bạn tri âm, tri kỉ. Giờ đây, Bác đã an giấc ngàn thu, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói cả trong tim

=> Sinh tử là quy luật của Tạo hóa, không ai tránh khỏi. Bác Hồ của chúng ta cũng đã giã biệt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân để đi vào cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, trong lòng mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ đời đời sống mãi. Nhà thơ cũng như cả dân tộc nhận thức rõ điều đó nhưng vẫn không tránh khỏi niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác. Bác đã hóa thân thành trời xanh – bầu trời hòa bình, hạnh phúc – vẫn hằng ngày hiện diện trong cuộc sống của dân tộc và nhân loại.

B.Thị Anh Thơ
6 tháng 8 2019 lúc 22:01

VD1 .Sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng

Phép so sánh “hơn”đã thể hiện rõ lời nhận định:những người có quan hệ máu mủ,huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ.Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng,đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau

VD2: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

*Biện pháp ẩn dụ

Vẫn biết trời xanh thuộc về tự nhiên và trời xanh được quyền bất tử nhưng vẫn thấy đau xót vẫn “nhói” ở trong tim bởi so với trời xanh đời người sao mà ngắn ngủi. Bác là vầng thái dương của xã hội nhưng Bác vẫn phải đi xa.- Không chỉ vậy, một lần nữa, nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ “trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh và cũng là Bác Hồ. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời...


Các câu hỏi tương tự
Trương Hoàng Nhi
Xem chi tiết
Đạt BlackYT
Xem chi tiết
Bí Ẩn
Xem chi tiết
Phúc Nguyễn Nhuận
Xem chi tiết
Trà Đào
Xem chi tiết
Chu Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Hang Lang
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Thuận
Xem chi tiết
Lê Thảo
Xem chi tiết