Bài 15. Hai gương phẳng (M1) và (M2) có mặt phản xạ quay vào nhau và hợp với nhau một góc a. Hai điểm A,B nằm trong khoảng hai gương. Hãy trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ A đến gương (M1) tại I, phản xạ đến gương (M2) tại J rồi truyền đến B. Xét 2 trường hợp:
1. a là góc nhọn
2. a là góc tù.
Bài 16.
Một người cao 1,7m mắt người ấy cách đỉnh đầu 10cm. Để nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương phẳng tbi2 chiều cao tối thiểu của gương là bao nhiêu mét? Mép dưới của gương phải cách mặt đất bao nhiêu mét?
Bài 1; Vẽ hai góc kề bù xOy và yOz, biết xOy = 60o
a; Tính số đo góc yOz.
b; Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính zOt
Bài 2; Cho góc bẹt xOy. Vẽ tia Oz sao cho xOz = 70o
a; Tính góc zOy.
b; Trên nửa mặt phẳng bờ Ox chứa Oz vẽ tia sao cho xOt = 140o. Chứng tỏ tia Oz là tia giác của góc xOt.
c; Vẽ tia Om là tia đối của tia Oz. Tính góc yOm.
Bài 3; Cho hai tia Oy, Oz cùng nằm trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, biết góc xOy = 40o, góc xOz = 150o
a; Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại. Vì sao.
b; Tính số đo góc yOz.
c; Vẽ tia phân giác Om của góc xOy . Vẽ tia phân giác On của góc yOz. Tính số đo góc mOn.
Bài 4; Cho hai tia Oz, Oy cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox , biết góc xOy = 50o, góc xOz = 130o
a; Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại. Vì sao
b; Tính góc yOz.
c; Vẽ tia Oa là tia đối của tia Oz. Tia Ox có phải là tia phân giác của góc yOa không. Vì sao.
Bài 6; Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho góc xOy = 35o, góc xOz = 70o.
a; Tia Oy có nằm giữa hai tia Ox và Oz không. Vì sao.
b; So sánh góc xOy và góc yOz.
c; Tia Oy có phải là tia phân giác của góc xOz không. Vì sao