Ôn tập tiếng Việt 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chu Thị Thu Hiền

Trình bày cảm nhận của em về hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu thơ sau:

a) Nòi tre đâu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

b) Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi.

c) Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
d) Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

e) Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

g) Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng tre.

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

h) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng.

i) Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao.

f) Chú bé loắt choát

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồi huýt sáo vang

Như con chim chích nhảy trên đường vàng.

( Giúp mk với. Làm chi tiết nha. Thanks.)

Thảo Phương
5 tháng 1 2019 lúc 20:59

a)- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

b)- Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp nên thơ, thanh bình của dòng sông La. Sông La thật đẹp, mặt nước trong veo như ánh mắt, hai bên bờ hàng tre xanh mướt soi bóng xuống mặt sông.​

- Biện pháp so sánh: Mặt nước như ánh mắt, hàng tre như hàng mi dài mươn mướt​ - Biện pháp nhân hoá: Gọi tên sông thân thiết, trìu mến như gọi một người bạn. Dòng sông cũng như con người, đậm đà tình cảm. Liên tưởng đến vẻ đẹp dịu dàng của người thiếu nữ.​ - Yêu mến vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông.

- Tự hào, yêu mến thiên nhiên đất nước tươi đẹp.​ c)undefined #Luong Nguyen d)Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​ e)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Thảo Phương
5 tháng 1 2019 lúc 21:02

h)Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

f)Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh. Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
Trâm Anh
Xem chi tiết
Lê Trường Giang
Xem chi tiết
Bí Ẩn
Xem chi tiết
Bùi Minh Trí
Xem chi tiết
Đinh Nguyễn Nhật Linh
Xem chi tiết
Đạt BlackYT
Xem chi tiết
Trần Phương AnP
Xem chi tiết
amano ichigo
Xem chi tiết
nguyễn phương anh
Xem chi tiết