Bài 2: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Luyện tập

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Hảo

Bài 1: Cho phương trình: x2 - 3x + 2 =0 có 2 nghiệm phân biệt x1; x2. Không giải phương trình trên, hãy lập phương trình bậc 2 có ẩn là y có 2 nghiệm y1 = x2 + \(\frac{1}{x_1}\) và y2 = x1 + \(\frac{1}{x_2}\)

Bài 2: Cho phương trình: (m - 1)x2 - 2mx + m - 4 = 0 có 2 nghiệm x1; x2. Lập hệ thức liên hệ giữa x1; x2 sao cho chúng không phụ thuộc vào m.

Bài 3: Cho phương trình: x2 + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0/ Tìm hệ thức liên hệ giữa x1; x2 sao cho chũng không phụ thuộc vào m

Bài 4: Cho phương trình (m + 2)x2 + (1 - 2m)x + m - 3 = 0 (m là tham số)

a) Giải phương trình khi m = \(-\frac{9}{2}\)

b) CMR: Phương trình đã cho có nghiệm với mọi m. Tìm tất cả các giá trị của m sao cho phương trình có 2 nghiệm phân biệt và nghiệm này gấp 3 lần nghiệm kia.

Bài 5: Cho phương trình x2 - 2mx + m2 - 4m - 3 (m là tham số). Tìm m để phương trình có nghiệm x1; x2 sao cho biểu thức T = x12 + x22 - x1.x2 đạt GTNN.

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 9 2019 lúc 14:33

Câu 1:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=3\\x_1x_2=2\end{matrix}\right.\)

Giả sử \(y_1;y_2\) là nghiệm của pt bậc 2 có dạng \(y^2+ay+b=0\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2=-a\\y_1y_2=b\end{matrix}\right.\)

Mặt khác \(\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2=x_2+\frac{1}{x_1}+x_1+\frac{1}{x_2}\\y_1y_2=\left(x_2+\frac{1}{x_1}\right)\left(x_1+\frac{1}{x_2}\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2=x_1+x_2+\frac{x_1+x_2}{x_1x_2}\\y_1y_2=x_1x_2+\frac{1}{x_1x_2}+2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2=3+\frac{3}{2}=\frac{9}{2}\\y_1y_2=2+\frac{1}{2}+2=\frac{9}{2}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\frac{9}{2}=-a\\\frac{9}{2}=b\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-\frac{9}{2}\\b=\frac{9}{2}\end{matrix}\right.\)

Hay \(y\) là nghiệm của \(y^2-\frac{9y}{2}+\frac{9}{2}=0\Leftrightarrow2y^2-9y+9=0\)

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 9 2019 lúc 14:42

Câu 2:

Để pt đã cho có 2 nghiệm:

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m-1\ne0\\\Delta'=m^2-\left(m-4\right)\left(m-1\right)\ge0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m\ne1\\5m-4\ge0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m\ne1\\m\ge\frac{4}{5}\end{matrix}\right.\)

Theo định lý Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=\frac{2m}{m-1}\\x_1x_2=\frac{m-4}{m-1}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\frac{3\left(x_1+x_2\right)}{2}=\frac{3m}{m-1}\\x_1x_2=\frac{m-4}{m-1}\end{matrix}\right.\)

Cộng vế với vế:

\(\frac{3\left(x_1+x_2\right)}{2}+x_1x_2=\frac{4m-4}{m-1}=4\)

\(\Leftrightarrow3\left(x_1+x_2\right)+2x_1x_2-8=0\)

Đây là biểu thức liên hệ giữa 2 nghiệm ko phụ thuộc m

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 9 2019 lúc 14:52

Câu 3:

Giả sử phương trình đã cho có hai nghiệm

Khi đó, theo Viet ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-4m-1\\x_1x_2=2m-8\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-4m-1\\2x_1x_2=4m-16\end{matrix}\right.\)

Cộng vế với vế:

\(x_1+x_2+2x_1x_2=-17\)

Đây là biểu thức liên hệ 2 nghiệm ko phụ thuộc m

Câu 4:

a/ Bạn tự giải

b/ Với \(m=-2\Rightarrow x=1\)

Với \(m\ne-2\) ta có:

\(a+b+c=m+2+1-2m+m-3=0\)

\(\Rightarrow\) Phương trình đã cho luôn có hai nghiệm với mọi m: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1=1\\x_2=\frac{m-3}{m+2}\end{matrix}\right.\)

TH1: \(x_1=3x_2\Rightarrow1=\frac{3\left(m-3\right)}{m+2}\)

\(\Leftrightarrow m+2=3m-9\Rightarrow m=\frac{11}{2}\)

TH2: \(x_2=3x_1\Rightarrow\frac{m-3}{m+2}=3\)

\(\Leftrightarrow m-3=3m+6\Rightarrow m=-\frac{9}{2}\)

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 9 2019 lúc 15:01

Câu 5:

\(\Delta'=m^2-\left(m^2-4m-3\right)=4m+3\ge0\Rightarrow m\ge-\frac{3}{4}\)

Theo định lý Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2m\\x_1x_2=m^2-4m-3\end{matrix}\right.\)

\(T=x_1^2+x_2^2-x_1x_2\)

\(=\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2-x_1x_2\)

\(=\left(x_1+x_2\right)^2-3x_1x_2\)

\(=4m^2-3\left(m^2-4m-3\right)\)

\(=m^2+12m+9\)

\(=\left(m+\frac{3}{4}\right)\left(m+\frac{45}{4}\right)+\frac{9}{16}\)

Do \(m\ge-\frac{3}{4}\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m+\frac{3}{4}\ge0\\m+\frac{45}{4}>0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left(m+\frac{3}{4}\right)\left(m+\frac{45}{4}\right)\ge0\)

\(\Rightarrow T\ge\frac{9}{16}\Rightarrow T_{min}=\frac{9}{16}\) khi \(m=-\frac{3}{4}\)

//Lưu ý ko tách biểu thức T thành

\(T=m^2+12m+36-27=\left(m+6\right)^2-27\ge-27\)

Vì dấu "=" xảy ra khi \(m=-6\) không phù hợp điều kiện có nghiệm \(m\ge-\frac{3}{4}\)


Các câu hỏi tương tự
Linh Bùi
Xem chi tiết
Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Lý Thế Phong
Xem chi tiết
The Moon
Xem chi tiết
The Moon
Xem chi tiết
Trần Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết