Bài 1:
a) Thả một nhẫn bạc vào thủy ngân, nhẫn bạc nổi hay chìm ? Vì sao ?
b) Tại sao một lá thiếc mỏng vo tròn rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống
nước thì nổi ?
Bài 2: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật A lên cao 12m với lực kéo ở đầu
dây tự do là 160N và hết 40s.
a) Tính khối lượng của vật A.
b) Tính công của người công nhân.
c) Tính công suất của người công nhân.
Bài 3: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc là v (m/s). Lực kéo của con ngựa là F.
a) Chứng minh công suất của con ngựa được tính bằng công thức P = F.v.
b) Tính công suất của con ngựa với v = 8km/h và F = 200N.
bài 2
giải
a) vì đây là người công nhân dùng ròng rọc động nên \(F=P=160N\Rightarrow m=\frac{P}{10}=\frac{160}{10}=16\left(kg\right)\)
vậy khối lượng vật A là 16kg
b)công của người công nhân
\(A=F.S=P.h=160.12=1920\left(J\right)\)
c) công suất của người công nhân
\(P=\frac{A}{t}=\frac{1920}{40}=48\)(W)
Bài 3 :
a, Ta có : \(P=\frac{A}{t}=\frac{F.s}{t}=F.v\)
b, Đổi v = 8km/h = \(\frac{20}{9}\) m/s
Công suất của con ngựa là :
\(P=F.s=200.\frac{20}{9}=\frac{4000}{9}\left(W\right)\)
Bài 2:
a, Vì dùng ròng rọc động nên sẽ được lợi 2 lần về lực nhưng sẽ thiệt 2 lần về đường đi
Trọng lượng của vật A là :
P = 2.F = 2.160 = 320 ( N )
Khối lượng của vật A là :
m = \(\frac{P}{10}=\frac{320}{10}=32\left(kg\right)\)
b, Công của người công nhân là :
A = P.h = 320.12 = 3840 ( J )
b, Công suất của người công nhân là :
\(P=\frac{A}{t}=\frac{3840}{40}=96\left(W\right)\)
bài 3
giải
a) ta có công thức tổng quát sau: \(P=\frac{A}{t}=\frac{A}{\frac{S}{V}}=\frac{F.S}{\frac{S}{V}}=F.S.\frac{V}{S}=F.V\)
b) vì con ngựa đi với vận tốc là 8km/h tức là cứ mỗi một giờ con ngựa sẽ đi được 8km
đổi 8km=8000m
1h=3600s
công suất của con ngựa trong 1h là
\(P=\frac{A}{t}=\frac{F.S}{t}=\frac{200.8000}{3600}=\frac{4000}{9}\)(W)