Tham khảo:
Nếu nói đến tấm gương về sự giản dị và thanh bạch thì chắc hẳn chúng ta đã nghĩ ngay đến vị lãnh tụ vĩ đại nhất Dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác chính là nhân chứng rõ ràng và tiêu biểu cho hai đức tính cao quý và đặc biệt cần có ở mỗi người.
Giản dị là cách sống không cầu kì xa hoa sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Còn thanh bạch là gì? Thanh bạch là tính từ chỉ lối sống trong sạch,luôn giữ phẩm chất của mình không để giàu sang cám dỗ. Giản dị,thanh bachj được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn tiếng nói hằng ngày,cách ăn mặc,lối sống,cách hành xử,cử chỉ,các thể hiện bản thân…
Lối sống giản dị của Bác Hồ được thể hiện ngay trong những điều nhỏ nhất.ví dụ như trang phục,bác luôn xuất hiện với hình ảnh một người khoác trên mình bộ áo bà ba nâu đã sờn cũ,đôi dép cao su,thêm chiếc khăn bà ba ngang vai,chiếc áo trấn thủ. Hình ảnh ấy đã in đậm trong tâm trí mỗi người,hình ảnh một người mộc mạc như vị cha hiền kính yêu. Trong những năm tháng gian khổ đấu tranh hay khi hoà bình bước đầu được lập trở thành chủ tịch nước.,bác vẫn ở và làm việc trong căn nhà sàn nhỏ,với những đồ vật thật thiết yếu: bộ bàn ghế mây,cái đèn bàn con con,một chiếc giường….đơn giản và nhỏ bé như chính con người bác thể hiện. Bữa cơm của Bác cũng đạm bạc với những món bình dân như cà muối,rau luộc,cháo hoa…hay sang hơn là cá Bác câu trong ao cạnh ngôi nhà sàn nhỏ bé của mình. Ngay cả khi đã có điều kiện tốt hơn, các đồng chí có đề nghị mua cho bác chiếc quạt máy cho mùa hè bởi trời hè năm ấy rất nóng, bác cũng đã cao tuổi nhưng bác vẫn từ chối ,dùng chiếc quạt nan bởi dân tộc còn đang gian khó,đồng bào cả nước cơm còn chưa đủ ăn,áo chưa đủ mặt,cuộc sống chưa đầy đủ no ấm.
Sự giản dị của bác còn thể hiện qua những lời nói,hành động thường ngày. Từng bài học bác răn dạy,những lời kêu gọi bác đã ra đều sử dụng câu từ ngắn gọn dễ.hiểu,không dài dòng hoa.mĩ để đồng bào cả nước dễ nghe dễ hiểu “ không có gì quý hơn độc lập tự do”,”chúng ta thì hi sinh tất cả nhưng nhất định không chịu mất nước,không chịu làm nô lệ” . Những câu nói giản dị mà đi vào lòng người ấy đã đánh thức ,làm sôi sục lên lòng yêu nước,quyết tâm kiên cường bảo vệ đất nước đến cùng của hàng triệu đồng bào ta trong những năm kháng chiến lam lũ, vất vả và đầy gian khó.Còn nhớ như in lời Bác trong ngày đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, “ Tôi nói thế,đồng bào ta nghe có rõ không”. Một sự quan tâm ân cần,gần gũi của một vị lãnh tụ vĩ đại thật khiến chúng ta xúc động và càng thêm kính trọng Người.
Ngay cả khi đã có trong tay quyền lực của người lãnh đạo. Những thói quen, nếp sống của bác vẫn không hề thay đổi,Bác vẫn luôn giữ cho mình tấm lòng thanh bạch. Những đức tính ấy là bản chất của Người,không bao giờ thay đổi. Những câu chuyện lúc sinh thời của Bác rất nhiểu. Câu chuyện về việc giữ lời hứa về chiếc vòng bạc sẽ mua cho em bé miền Nam sau mười năm mới có cơ hội quay lại đó nhưng Bác vẫn nhớ và thực hiện lời hứa của mình. Câu chuyện về việc đi thăm các chiến sĩ,động viên khuyến khích họ cố gắng kiên trì hoàn thành nhiệm vụ. Câu chuyện Bác nửa đêm mang chiếc đèn sưởi cho chí gác cổng. Rất nhiều,rất nhiều những câu chuyện nhỏ,vô cùng đơn giản nhưng lại là biểu hiện của lối sống giản dị,thanh bạch của Bác.
Trong các mối quan hệ với mọi người như tiếp đãi khách,Bác thường nói chủ yếu là thật lòng với nhau nên khi tiếp đãi đồng chí Lý Bội Quần,người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy đánh chữ từ Hải Phòng mang về,Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn cùng một chán rượu gạo,tính ra còn chưa hết một đồng bạc.Thế nhưng không vì thế mà tình cảm không đậm đà,vơi đi mà còn thân thiết gắn bó hơn rất nhiều. Cao.lương mỹ vị sang trọng có chắc đổi được những tình cảm thật lòng với nhau. Sống không cần cao sang mà cần nhất là sự chân thành thật lòng với nhau. Bác vẫn luôn nói: Ở đời ai chả muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng nếu miếng ngon ấy lại đánh đổi bằng sự phiền hà mệt nhọc của người khác thì không nên. Khi có đồ ăn ngon,Bác luôn chia phần cho tất cả mọi người trong nhà,thường thì đến phần Bác là ít nhất. Con người vĩ đại ấy, luôn cố gắng nỗ lực hơn người khác,suy nghĩ lo lắng cho cả dân tộc nhưng luôn muốn nhận ít nhất,đủ là được.
Thời bình là vậy,còn trong chiến đấu, sự giản dị thanh bạch của bác còn được biểu hiện rõ ràng hơn. Cuộc sống trong rừng núi không làm bác thấy tù túng thiếu thốn mà ngược lại Bác còn cảm thấy vui tươi sảng khoái khi được hoà mình vào thiên nhiên,cây cỏ,sống cuộc sống đơn giản với những thức ăn núi rừng dân dã:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
Với Bác “ sang” không phải là sống trong nhung lụa,xa hoa mà sang ở đây là được sống giản dị ,thanh bạch mà cao đẹp. Được cống hiến cho đời,cho con người.Bác đã từng tâm sự: Ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước dân, Bác sẽ “làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức và lối sống cho mỗi cá nhân học theo. Đáng và Nhà nước luôn có chua trương “ Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh” ,đặc biệt trong việc giác dục thanh thiếu niên. Vì vậy, chúng ta cần có thái độ ,hành động đúng đắn học tập theo tấm gương đạo đức của Người. Hiện nay có rất nhiều người trẻ ý thức rõ ràng được trách nhiêm của bản thân từ đó hành độn tích cực để sống có ích,góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, “ sánh ngang các cường quốc năm châu “. Luôn cố gắng rèn luyện lối sống lành mạng,giản dị. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều vạn trẻ chưa thực sự cố gắng học tập rèn luyên,ăn chơi sa đoạ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chung của cả động đồng, cần quan tâm và giúp đỡ kịp thời,giáo dục lại lối sống để họ có thể sớm nhận thức được vai trò trách nhiệm cảu bản thân.
Nếu lối sống thanh bạch của các vị hiền triết xưa,như Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là sống để giữ hồn mình trong sạch giữu chốn bụi trần nhiều tranh giành lợi lộc,quyền lực. “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao”.Họ tìm về với những thú vui quê nhà cốt giữ tấm lòng thanh cao.Còn Bác thì không như vậy,Bác không phải là một nhà hiền triết sống ẩn dật,lánh đời,lối sống của Bác là một lối sống rất dân tộc,mang những nét đẹp truyền thống., một lối sống mà mỗi người chúng ta cần rèn luyện để có được đức tính cao đẹp: giản dị và thanh bạch.
Bác Hồ - Người là vị cha già kính yêu của dân tộc, là ngôi sao sáng dẫn bước nhân dân Việt Nam tới bến bờ chiến thắng, là kết tinh của những vật tinh túy nhất từ sông nước tới văn hóa Việt Nam, tâm hồn của người thanh cao, trong sáng, nhân phẩm của Người là chuẩn mực của xã hội. Một trong những đức tính đáng quý nhất của Bác chính là sự giản dị. Trong đời sống hằng ngày, đưc tính ấy thể hiện rõ nét nhất.
Điều đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy, đó chính là sự giản dị trong bữa cơm thường ngày, bữa cơm giản dị và thanh đạm như chính con người của Bác vậy, chỉ có vài ba món giản đơn. Nửa cuộc đời bôn ba khắp bốn phương trời, Bác có mấy khi được thưởng thức những món ăn tuy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc quê hương ấy? Có lễ là Người hiểu, yêu và phải hiểu, yêu một cách sâu sắc truyền thống của quê hương nên Bác mới ăn nhũng món giản dị như vậy. Vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ:
" Bác thường bỏ miếng thịt gà
Mà ăn trọn quả cà xế nghệ "
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bơ suối tôi vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Mình là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập
Đúng 3 Bình luận Báo cáo sai phạm My Trà8 tháng 4 2018 lúc 20:46DÀN Ý
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Lỗi sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Hoàn cảnh : Thời chống Pháp , Mỹ trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
II. Thân bài
1. Lí lẽ: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch
2. Dẫn chứng:
a) Dẫn chứng 1 : Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
b) Dẫn chứng 2: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phẳng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!
c) Dẫn chứng 3: Trong đời sống của mình, việc gì Bác làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho những đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
d) Dẫn chứng 4: Những câu ca ngợi lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ:
" Nhà Bác đơn sơ mộ góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
... ... ...
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lới mòn"
Trong thơ của mình, Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống giản dị như thế:
" Sống trên thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng ruộng ngày dài ung dung"
III. kết bài
- Nêu nhận xét chung về vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Rút ra bài học (hoặc mở rộng): Kính yêu và sống theo tấm gương của Bác
Đúng 3 Bình luận Báo cáo sai phạm Xem thêm câu trả lời khác Nhung Pham4 tháng 3 lúc 19:52M.n cho mik hỏi 2 câu để ktra 1 tiết ạ!
Câu1:Trong văn bản"ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ" của tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong lời nói và bài viết.
Câu2: Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta.
END!
MONG M.N TRẢ LỜI GIÚP MIK Ạ! CẢM ƠN
4 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Thảo Phương4 tháng 3 lúc 20:42Câu 1:
+ Bữa ăn : đơn giản.
+ Nhà ở : nhà sàn hai phòng hòa với thiên nhiên.
+ Việc làm : tự làm, ít người phục vụ.
+ Lời nói, bài viết : giản dị.
Câu 2: Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Câu 2
Lòng yêu nước của nhân dân ta rất mãnh liệt, thể hiện qua nhiều lần đấu tranh giành lại độc lập. Tấm gương tiêu biểu của người Việt Nam là Bác Hồ. Bác quyết ra đi tìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng. Hoặc như Phan Bội Châu chịu cảnh tù đày chu nhất quyết không chịu khuất phục trước thực dân Pháp... Nhân dân ta đã nhiều lần đứng lên đấu tranh, đã nhiều lần nổi dậy. Nhân dân ta khó bao gio chịu khuất phục trước quân thù.
Đúng 2 Bình luận 3 Nhung Pham đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm Xem thêm câu trả lời khác Nguyễn Thị Lan Anh28 tháng 2 2018 lúc 21:031. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác ?. Từ đó em hiểu gì về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống ?.
2. Hoài Thanh viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh câu nói trên.
HELP ME !! 😭😭
3 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyễn Văn Đạt5 tháng 8 lúc 18:55Câu 1 :
- Bác Hồ giản dị qua các phương diện :
+ Trong nhà ở, bữa cơm
+ Trong quan hệ với mọi người
+ Trong công việc
+ Trong lời nói là bài viết
- Những dẫn chứng được Bác đưa vào để làm rõ sự giản dị :
* Giản dị trong lối sống:
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
+ Bữa cơm của Bác (Bữa cơm chỉ có …sắp xếp tươm tất)
+ Cái nhà sàn nơi Bác ở (Cái nhà sàn … vườn hoa)
- Giản dị trong quan hệ với mọi người:
+ Viết thư cho một đồng chí
+ Nói chuyện với các cháu miền Nam
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
* Giản dị trong cách nói và viết:
- Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
Câu 2 :
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,… Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước. Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm buithianhtho5 tháng 8 lúc 18:47
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,… Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước. Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống. Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Xem thêm câu trả lời khác Jimin23 tháng 2 2018 lúc 20:11để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác. Dựa vào văn bản Em hãy phân tích.
suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính giản dị trong đời sống
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Bích Ngọc Huỳnh24 tháng 2 2018 lúc 11:28Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.
Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.
Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa.
Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền. Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi, lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.
Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.
Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.
Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm nguyễn thị thảo ngân23 tháng 2 2018 lúc 20:37Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.
Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.
Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa.
Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền. Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi, lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.
Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.
Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.
để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác .Dựa vào văn bản Em hãy phân tích. suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính giản dị trong đời sống
4 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Lê Thị Phương Thảo24 tháng 2 2018 lúc 12:44 Bài tham khảo 1
Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu Hồ Chủ tịch nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam trong nhiều năm. Phạm Văn Đổng là người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Hồ Chí Minh. Suốt mấy chục năm liền, ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là một trong số văn bản ấy. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích từ bài điếu văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 5 - 1970). Học văn bản này, chúng ta có thêm một phương diện nữa để nhớ và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
Đây là văn bản thuộc thể văn nghị luận chứng minh, xen kẽ đôi đoạn giải thích, bình luận. Vấn đề mà tác giả nghị luận là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.
Vì là đoạn trích, nên văn bản này không đầy đủ ba phần trong bố cục thông thường của bài nghị luận. Bài chỉ có hai phần: Mở bài (từ đầu đến "... thanh bạch, tuyệt đẹp") sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và phong cách sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ. Thân bài (đoạn còn lại) chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong phong cách sống, trong lời nói, bài viết.
Bài văn lập luận sáng tỏ, rành mạch, liên kết với nhau rất chặt chẽ. Tác giả sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng, dùng thao tác chứng minh, giải thích, bình luận (chứng minh là chính) một cách hài hoà, tự nhiên, đầy thuyết phục. Theo sự dẫn dắt ấy, chúng ta hiểu và suy ngẫm, rút ra được nhiều bài học bổ ích, vừa nhớ vừa thêm kính yêu Bác.
Ngay ở phần đầu trong luận đề, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau: "đời hoạt động lay trời chuyển đất" và "đời sống bình thường vô cùng giàn dị...". Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người. Điều đó xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hoá Bác, coi Bác là siêu nhân huyền thoại xạ vời, chỉ để thờ phụng mà không chịu tìm hiểu, học tập. Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về "sự nhất quán" trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, tác giả giải thích: "trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió..., Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch...". Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ sung, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch của nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. Đức tính giản dị của Bác Hồ được toả sáng ở từng từ, từng câu văn trong cách lập luận ấy.
Đến phần thứ hai - thân bài - tác giả chứng minh, xen kẽ vài ý giải thích, bình luận ngắn gọn đức tính giản dị của Bác Hồ. Ở đây có hai luận điểm.
Trước hết, tác giả nêu ra và giải quyết luận điểm một: Đời sống của Bác Hồ giản dị. Dẫn chứng ngắn gọn, bằng lời văn kể chuyện nhỏ nhẹ: "Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chí có vài ba phòng ... luôn lộng gió và ánh sáng... Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn... đến việc rất nhỏ... việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp...". Xen giữa những lời kể, những dẫn chứng, tác giả bình luận, đánh giá cũng bằng lời văn nhỏ nhẹ mà thấm thìa. Chẳng hạn về cách ăn uống của Bác, tác giả viết : "ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ". Nhận xét căn nhà, phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả viết : "Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!". Nhấn thêm một bước nữa, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng vài ba lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc. Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu nhà hiển triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống vật chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống cách mạng vì một lí tưởng cao đẹp. Đọc văn của Phạm Vãn Đồng, chúng ta nhớ lại chính Bác Hồ cũng tự kể về cuộc sống của mình trong bài thơ Tức cảng Pác Bó... mà Người làm ở Việt Bắc năm 1941:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sự giản dị về vật chất, càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần khiến cho Bác luôn sống vui, sống khoẻ như Bác tự nhận xét "Sống quen thanh đạm nhẹ người - Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung" (Sáu mươi ba tuổi) và như nhà thơ Tố Hữu ca ngợi: "Mong manh áo vải hồn muôn trượng..." (Theo chân Bác). Có thể nói, phong cách sống giản dị của Bác Hồ "là đời sống thực sự văn minh, nêu gương sáng cho thế giới ngày nay". Đoạn văn được sơ kết bằng câu văn như thế, vừa có giá trị khái quát, nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực của tác giả. Từ đó chuyển tới bạn đọc chúng ta ngày nay lời thông điệp tâm huyết: Hãy tìm hiểu, hãy suy ngẫm về đức tính giản dị trong cách sống của Bác Hồ, để nhớ Bác, biết ơn, kính trọng và mãi mãi noi gương Bác. Văn nghị luận vốn chỉ biểu ý, ít biểu cảm. Nhưng trong những lời văn ấy vẫn toát ra tình cảm của người viết làm lay động tình cảm người đọc.
"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết". Câu văn chuyển ý rất tự nhiên, từ luận điểm một vào luận điểm hai. Chứng minh ý này, tác giả lập luận theo kiểu nhân - quả. Phạm Văn Đồng nêu "Vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được", rồi đưa ra hai dẫn chứng lời nói bài viết giản dị của Bác: ''Không có gì quý hơn dộc lập, tự do"; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không hao giờ thay đổi. Hai câu văn trên được trích từ những văn kiện quan trọng mà Hồ Chí Minh đã viết, đã đọc trước nhân dân cả nước. Câu thứ nhất, Bác viết, rồi đọc trong thời kì chống Mĩ cứu nước sỏi động, năm 1967. Câu thứ hai, Bác phát biểu giữa những ngày căng thẳng, nóng bỏng đầu năm 1946. Chúng ta cũng có thể dẫn ra nhiều bài thơ, câu văn, bài văn, lời nói giản dị mà sâu sắc của Bác. Chẳng hạn lời Bác hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không" trong giờ phút đọc Tuyên ngôn Độc lập, những bài thơ Bác viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những câu văn của Bác trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, v.v. Nhiều câu nói, lời văn của Bác tuy giản dị nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc như những chân lí. Vì vậy, khái quát, đánh giá ý nghĩa và hiệu quả của chúng, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: "Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng". Câu văn bình luận ấy vừa ngợi ca hiệu quả, tác dụng của những bài viết, những tư tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát luận điểm hai trong áng văn nghị luận.
Có thể nói, ở văn bản này, nghệ thuật nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng giàu sức thuyết phục, vì: luận điểm rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực, chen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
Bài tham khảo 2
Bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1970). Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi suốt mấy chục năm sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hồ Chí Minh, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970) không chỉ nói về sự nghiệp và lí tưởng cách mạng cao cả mà còn phản ánh trung thực lối sống giản dị và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác Hồ.
Có thể coi đây là bài văn nghị luận chứng minh mà sức thuyết phục của nó toát lên từ tính cụ thể, chân thực và toàn diện của chứng cứ. Tác giả đã kết hợp giữa chứng minh với nhận xét, giải thích và bình luận để làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác
Dựa trên vốn hiểu biết sâu sắc và tình cảm yêu mến, kính phục chân thành đối với lãnh tụ cách mạng tài ba, qua bài văn, tác giả khẳng định giản dị là đức tính nổi bật của Hồ Chủ tịch. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị kết hợp hài hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với lí tưởng cách mạng kiên trung.
Trong phần mở đầu văn bản, tác giả đã nêu lên nhận xét: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán, giữa đời hoạt động chính trị rung trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tiếp theo là lời khẳng định thể hiện rõ tình cảm kính yêu và khâm phục của tác giả đối với Bác: Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
Đức tính giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày được tác giả ngợi ca bằng những mĩ từ: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp... rất lạ lùng, rất kì diệu... Tính từ thanh bạch thể hiện chính xác nhất đức tính giản dị đó. Nếp sống thanh bạch của Bác Hồ là nếp sống của một vị lãnh tụ cách mạng chân chính, suốt đời cống hiến, hi sinh cho đất nước và dân tộc. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong tác phong sinh hoạt, sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống: Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Tác giả đưa ra lời bình luận xác đáng về ý nghĩa sâu xa của những việc Bác làm: Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
Bác ăn uống hết sức đạm bạc, còn nơi ở thì: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhà biết bao!
Sự kết hợp hài hòa giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của người viết, do vậy mà xúc động lòng người.
Nói về sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể để minh họa: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
Yêu Bác, hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn và bản chất đức tính giản dị của Bác Hồ: Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
Bác Hồ sống giản dị vì suốt cuộc đời hoạt động cách mạng hơn sáu mươi năm, Người được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xích xiềng nô lệ thực dân của nhân loại và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược đau thương, oanh liệt của dân tộc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
Những lời giải thích, bình luận nêu trên hoàn toàn đúng với bản chất của Bác. Lối sống giản dị về vật chất hòa hợp với sự phong phú về tinh thần, tạo thành phẩm chất cao quý tuyệt vời. Nghĩ về Bác, mọi người đều có chung cảm xúc yêu mến và kính phục, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá ghét hư vinh.
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Theo chân Bác)
Để chứng minh cho sự giản dị trong lời nói và bài viết, tác giả đã dẫn chứng câu nói nổi tiếng cua Bác như: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Hoặc: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Đó là những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
Bác đã dùng cách nói giản dị để nói về những điều lớn lao vì Bác muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Những lời nói và bài viết của Bác có tác dụng tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người rất lớn. Mọi người dân đều hiểu và quyết tâm thực hiện bằng được những lời dạy quý báu của Bác Hồ.
Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức của những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Quả là Bác Hồ giản dị mà vĩ đại như chân lí.
Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai khi được tiếp xúc với Người đều cảm nhận được, nhưng hiểu và đánh giá đúng được phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải dễ dàng. Hình ảnh bộ quần áo nâu, đôi dép lốp cao su... đã gắn với cuộc sống đời thường của Bác. Bác cũng đã thể hiện quan niệm sống giản dị mà rất đỗi thanh cao ấy trong một số bài thơ:
Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe
Trần mà như thế kém gì tiên.
(Sáu mươi tuổi)
Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm ngày rộng tháng dài ung dung.
(Sáu mươi ba tuổi)
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang!
(Tức cảnh Pác Bó)
Văn bản nghị luận Đức tính giản dị của Bác Hồ đã làm cho chúng ta hiểu thêm về phẩm chất tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng tài ba, người Cha già kính yêu của dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Lê Thị Phương Thảo24 tháng 2 2018 lúc 12:41Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
viết bài văn chứng minh rằng Bác Hồ giản dị trong đời sống
1 câu trả lời Ngữ văn Tập làm văn lớp 7Bài viết số 7 - Văn lớp 7 Huệ Phạm22 tháng 3 lúc 21:07Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
CHÚC BẠN HỌC TỐTĐúng Bình luận Báo cáo sai phạm Huỳnh Thị Yến Linh7 tháng 5 lúc 20:23
1.Qua bài văn '' Ý nghĩa văn chương'' của Hoài Thanh hãy viết đoạn văn 5-7 câu nói lên sự say mê văn học của em.
2.Bằng những dẫn chứng trong văn học và trong thực tế đời sống hãy chứng minh rằng '' Bác Hồ là người sống vô cùng giản dị và thanh bạch''
Thanks các bạn nhiều nha!!!! :)
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyễn Kim Hưng7 tháng 5 lúc 22:082,
Nếu nói đến tấm gương về sự giản dị và thanh bạch thì chắc hẳn chúng ta đã nghĩ ngay đến vị lãnh tụ vĩ đại nhất Dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác chính là nhân chứng rõ ràng và tiêu biểu cho hai đức tính cao quý và đặc biệt cần có ở mỗi người.
Giản dị là cách sống không cầu kì xa hoa sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Còn thanh bạch là gì? Thanh bạch là tính từ chỉ lối sống trong sạch,luôn giữ phẩm chất của mình không để giàu sang cám dỗ. Giản dị,thanh bachj được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn tiếng nói hằng ngày,cách ăn mặc,lối sống,cách hành xử,cử chỉ,các thể hiện bản thân…
Bác Hồ là người có tầm vóc về tư tưởng, tầm vóc về trí tuệ, lại là người đứng đầu của một quốc gia. Những tưởng cuộc sống của Bác sẽ là ở những nơi đẹp nhất, an toàn nhất, việc sinh hoạt sẽ có những người hục vụ giúp đỡ. Nhưng không, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lại có một lối sống vô cùng giản dị, dân giã đến mức không thể dân giã hơn được nữa.Nhìn vào cuộc sống của Bác sẽ không ai có thể tin nổi đó là cuộc sống của một vị lãnh đạo.Nếp sống giản dị, thanh bạch ấy của Bác càng làm cho những người dân Việt Nam thêm yêu và tự hào về người cha già dân tộc. Bạn bè quốc tế thì thừa nhận và càng thêm tôn trọng tài năng và con người của Bác.
Nơi ở của Bác là một căn nhà sàn nhỏ đơn sơ với phần mái được lợp bằng những tán lá khô. Căn phòng của Bác cũng rất nhỏ, chỉ đủ để kê một chiếc giường – nơi Bác nghỉ ngơi, một chiếc bàn làm việc nhỏ làm bằng mây và một chiếc ghế đơn. Sự đơn sơ của căn phòng khiến ta cảm thấy rất khó tin.
Quần áo Bác mặc trên người cũng không phải những bộ comple đắt tiền, những bộ quần âu phẳng phiu như những nguyên thủ quốc gia khác.Bác chọn cho mình bộ quần áo kaki màu ghi. Ngoài những chuyến thăm nguyên thủ của các nước khác Bác chọn những bộ quần áo đảm bảo nghi thức, sự tôn trọng với nước bạn thì trong cuộc sống hàng ngày, cả trong những đại hội Đảng, trong các cuộc họp quan trọng của đất nước thì Bác vẫn giữ nguyên phong cách ăn mặc giản dị của mình.
Tôi nhớ có một lần có người hỏi Bác rằng tại sao là một nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam mà Bác lại ăn mặc giản dị như vậy thì Bác đã nói: vì dân mình còn nghèo….Dù có làm gì thì Bác cũng lấy dân làm đầu, đặt lợi ích của nhân dân lên chính bản thân mình.
Bác cũng chọn riêng cho mình đôi dép lốp. Đây là loại dép được làm từ săm và lốp của xe ô tô. hời kháng chiến vì điều kiện còn khó khăn nên những người lính đã sáng tạo ra loại dép này và được dùng rất phổ biến. Những người lính vì điều kiện chiến đấu ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn nên dùng loại dép này ta có thể hiểu được.Nhưng Bác là một nguyên thủ quốc gia, dù Việt Nam lúc ấy còn rất nghèo so với các nước bạn, điều kiện của các nguyên thủ nước bạn cũng sẽ hơn nước ta.Song cũng không đến mức thiếu thốn đến mức để người đứng đầu của đất nước đi những đôi dép lốp cũ kĩ, lại khá cứng. Ta có thể thấy đây hoàn toàn là mong muốn của Bác, lối sống giản dị của Bác càng làm cho hình ảnh của Bác trong lòng người dân Việt Nam thêm tươi đẹp, thêm tự hào.
Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác còn thể hiện ra ngay trong bữa ăn của Bác. Mỗi bữa ăn Bác chỉ dùng có ba món chính, đó là cơm trắng, cà pháo và một quả trứng. Những món ăn đều vô cùng thanh đạm và có thể dễ dàng kiếm được. Vào năm nạn đói nổ ra, người dân chết đói hàng loạt.Để ủng hộ phong trào cứu đói, Bác đã đi đầu gương mẫu ủng hộ mỗi bữa một nắm gạo của mình để cứu đói cho người dân.Tấm gương, lối sống của Bác thật khiến chúng ta tự hào, ngưỡng mộ.
Cứ thế cả cuộc đời Người đi buôn ba khắp nơi, đôi chân Bác giá lạnh vì sương gió, đôi tay tê tái vì nắng mưa. Thế nhưng vượt lên tất cả Người vẫn tiến lên phía trước, cả đời cống hiến vì dân vì nước; trung thực, dũng cảm, ý chí sắt đá, lòng yêu thiên nhiên, yêu con người cùng với lối sống thanh bạch, giản dị đã tạo nên một vị lãnh tụ vĩ đại, một đấng cứu thế mang trong mình đủ mọi đức tính tốt đẹp mà mãi sau này chúng ta vẫn luôn noi theo để học hỏi.
Đúng 2 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Nguyễn Kim Hưng7 tháng 5 lúc 22:05
1, Tôi rất yêu những tác phẩm văn học. Chúng có thể, làm cho con người chúng ta đi qua biết bao cung bậc cảm xúc nào là: vui vẻ, buồn bã hay chỉ là giận dỗi vô cớ. Tâm hồn con người được nuôi dưỡng bởi văn thơ. Khi còn ngồi trên chiếc ghế nhà trường, ta vẫn nghe được các câu thơ bài văn hay. Chúng ta vẫn được thầy cô dạy dỗ để viết làm sao cho hay, cho đúng. Văn học vẫn luôn sánh bước cùng ta trên con đường đến trường hằng ngày, nên chúng ta hãy luôn trân trọng, bảo vệ nó.
Đúng 2 Bình luận 2 Huỳnh Thị Yến Linh đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm Võ Trọng Lập18 tháng 3 2018 lúc 8:38Đọc đoạn từ Bác Hồ sống đời sống giản dị cho đến thế giới ngày nay. Của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ và cho biết:
a)Xác định phương thức lập luận
b)Nêu và chứng minh những phương diện giản dị của bác
c)Chỉ ra phép lập luận và phương diện của nó
d)Vì sao tác giả nói:Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác hồ nêu gương sáng trong thế giới ngay nay.
0 câu trả lời Ngữ văn Soạn văn lớp 7 Võ Thị Kim Oanh9 tháng 4 2017 lúc 17:44"Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết". Qua văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"em hãy chứng minh Bác rất giản dị trong lời nói và bài viết
2 câu trả lời Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 Trang Trang3 tháng 5 2017 lúc 7:24Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.
Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lí do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bơ suối tôi vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Mình là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.
Đúng 3 Bình luận 2 Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Võ Thị Kim Oanh9 tháng 4 2017 lúc 17:45qua văn bản"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nha ghi nhầm
Đúng 2 Bình luận 1 Báo cáo sai phạm Phương Thảo21 tháng 4 lúc 18:48Cho đoạn văn sau:
"…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việcvà phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! "
Bằng một câu văn, hãy khái quất nội dung của đoạn văn trên? Nhận xét về trình tự lập luận của đoạn văn?Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác
0 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 pham thi phuong thao22 tháng 3 2018 lúc 11:45Tìm những ví dụ khác thể hiện sự giản dị của Bác trong đời sống và trong thơ văn .
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Bích Ngọc Huỳnh22 tháng 3 2018 lúc 12:27sửa:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá.
Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác viết văn, làm thơ xuất phát từ nhận thức văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều hoàn cảnh sống và tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau. Tùy từng tình huống, từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có cách viết cho phù hợp. Với lực lượng quần chúng cách mạng phần lớn là nông dân, công nhân, Bác đã chọn hình thức sáng tác quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ như ca dao, thơ lục bát... để lồng vào đó nội dung chính trị.
Giản dị trong đời sống - đó là điều nổi bật trong phong cách của Hồ Chủ tịch . Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được và thực hiện được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong qua trình vận động cách mạng, Bác làm nhiều bài ca dưới hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng như Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết... Bác viết thật mộc mạc, giản dị để người nghe, người đọc dễ tiếp thu và truyền bá cho nhau.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác đã viết nhiều câu thơ, bài thơ làm tài liệu giác ngộ, vận động quần chúng tham gia vào hội Việt Minh, đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật:
Muốn phá sạch nỗi bất bình, Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào.
Hoặc:
Hỡi ai con cháu Hồng Bàng, Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.
Thơ Bác còn chỉ ra nguyên nhân khổ đau, bất hạnh của nông dân:
Dân ta không có ruộng cày, Bao nhiêu đất tốt về Tây đồn điền.
Hay của giai cấp công nhân:
Công nhân sức mạnh nghề quen Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ Mà mình quần rách áo xơ Tiền công thì bớt mà giờ thì thêm Lại còn đánh chửi tần phiền Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua.
Bác thể hiện rõ nỗi khổ, nỗi nhục của kẻ lầm đường lạc lối cầm súng giặc bắn vào cha mẹ, anh em, bà con làng xóm:
Hai tay cầm khẩu súng dài, Ngắm đi ngắm lại, bắn ai bây giờ.
Cuối năm 1946, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cấu kết với nhau, cố tình xâm lược nước ta một lần nữa. Sau khi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập, với cương vị Chủ tịch, Bác đã làm bài thơ chúc mừng năm mới 1947, kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do vừa giành được:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công.
Xuân 1949 là mùa xuân tưng bừng khí thế trong bài thơ nổi tiếng của Bác:
Người người thi đua Ngành ngành thi đua, Ta nhất định thắng Địch nhất định thua; (Mừng xuân 1949)
Cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, chấn đông năm châu. Miền Bắc giải phóng, nhân dân nô nức bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn của miền Nam - thành đồng Tổ quốc - đang ngày đêm trực tiếp đối đầu với quân xâm lược Mĩ và bè lũ tay sai.
Bài thơ chúc Tết năm 1956 là lời Bác hô hào, động viên nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đánh Mĩ:
Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí bền gan chiến đấu, Hòa bình, thống nhất thành công.
Nhân dân Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về lại hân hoan, phấn khởi đón nghe thơ Bác vì đó chính là tâm tình, ý nguyện, là lí tưởng và khát vọng chiến thắng của toàn dân tộc.
Mừng xuân 1969 là bài thơ chúc Tết cuối cùng Bác để lại cho đất nước, nhân dân:
Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào! Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
Thơ Bác chính là con người Bác, thật gần gũi, giản dị mà cũng thật sâu sắc, hào hùng. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Dân tộc Việt Nam sung sướng và hạnh phúc được chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu!
Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Bích Ngọc Huỳnh22 tháng 3 2018 lúc 12:25Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.
Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.
Đúng Bình luận 1 Báo cáo sai phạm Miyuki1308199726 tháng 2 2018 lúc 20:47Cho luận điểm : Bác Hồ rất giản dị trong lối sống . Dựa vào bản đức tính giản dị của bác hồ và bằng những hiểu biết của em về cuộc đời của bác , hãy viết một đoạn văn nghị luận 9 từ 12 đến 15 câu ) để làm sáng tỏ cho luận điểm trên
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyễn Hải Đăng27 tháng 2 2018 lúc 19:18Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Nguyen Phuong Linh2 tháng 5 2018 lúc 17:23
Mình thi văn tuần trước trước rồi nên nếu bạn nào chưa thi thì có thể tham khảo đề văn này nhé :
Hãy giải thích câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
**********************************************************************************
Qua bài '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' , em hãy nêu những ví dụ chứng minh sự giản dị của bác trong đời sống và công việc . Liên hệ và cho biết bản thân em đã giản dị chưa ,em sẽ phải làm gì để học tập và noi theo Bác .
**********************************************************************************
Hãy tìm và giải thích giá trị của các phép tu từ trong các phần dưới đây :
a. Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
b . Cục ... cục tác cục ta .
0 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7Đề cương ôn tập văn 7 học kì II Soke Soắn19 tháng 3 2018 lúc 17:28Viết đoạn văn chứng minh luận điểm sau :
" Trong đời sống hàng ngày, Bác Hồ cũng thật giản dị "
1 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Tống Linh Trang20 tháng 3 2018 lúc 21:19Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
Đúng 1 Bình luận Báo cáo sai phạm Tạ Thu Phương25 tháng 3 2017 lúc 19:45Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị. Bằng 1 số dẫn chứng trong bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " hãy chứng minh cách viết của bác rất giản dị.
1 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Trần Ngọc Định25 tháng 3 2017 lúc 19:52Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Hãy chứng minh đời sống vô cùng giản dị và thanh bạch của Bác Hồ.
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyen4 tháng 4 lúc 5:56Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc Việt Nam, Người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.
Bác Hồ giản dị từ cách ăn mặc và sinh hoạt thường ngày. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này… Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Trong cái mặc hàng ngày, Bác Hồ cũng giản dị, gần gũi với nhân dân như thế. Nhắc đến Bác, ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh. Người trong bộ quần áo ka ki trắng, đôi dép lốp cao su đã sờn và chiếc gậy ba-toong. Trong kháng chiến gian lao, vào mùa đông rét mướt, Bác được một đồng chí nước ngoài tặng một chiếc áo ấm nhưng Bác lại lấy đó làm quà tặng những người chiến sĩ ngoài chiến trường. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Nhà Bác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn"Người gần gũi thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lạnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng lụa cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn.
Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. Mặc dù, Người là nhà thơ, nhà văn lớn nhưng Người chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng… Người đều đưa vào thơ. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ…; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu… (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”…). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử… Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ. Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ.
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho những thế hệ người Việt chúng ta noi theo.
Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Hoàng Minh Nguyệt3 tháng 4 lúc 22:35Tham khảo:
Mở bài Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạchLà một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người mang cách mạng đến bến bờ của thành công, đưa dân tộc đến thời đại tự do, hạnh phúc. Tuy là người đứng đầu của một đất nước nhưng cuộc sống thường ngày của Bác lại rất giản dị, dân giã, khác hẳn cuộc sống của một nguyên thủ quốc gia.
Thân bài Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạchBác Hồ là người có tầm vóc về tư tưởng, tầm vóc về trí tuệ, lại là người đứng đầu của một quốc gia. Những tưởng cuộc sống của Bác sẽ là ở những nơi đẹp nhất, an toàn nhất, việc sinh hoạt sẽ có những người hục vụ giúp đỡ. Nhưng không, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lại có một lối sống vô cùng giản dị, dân giã đến mức không thể dân giã hơn được nữa.Nhìn vào cuộc sống của Bác sẽ không ai có thể tin nổi đó là cuộc sống của một vị lãnh đạo.Nếp sống giản dị, thanh bạch ấy của Bác càng làm cho những người dân Việt Nam thêm yêu và tự hào về người cha già dân tộc. Bạn bè quốc tế thì thừa nhận và càng thêm tôn trọng tài năng và con người của Bác.
Nơi ở của Bác là một căn nhà sàn nhỏ đơn sơ với phần mái được lợp bằng những tán lá khô. Căn phòng của Bác cũng rất nhỏ, chỉ đủ để kê một chiếc giường – nơi Bác nghỉ ngơi, một chiếc bàn làm việc nhỏ làm bằng mây và một chiếc ghế đơn. Sự đơn sơ của căn phòng khiến ta cảm thấy rất khó tin.
Quần áo Bác mặc trên người cũng không phải những bộ comple đắt tiền, những bộ quần âu phẳng phiu như những nguyên thủ quốc gia khác.Bác chọn cho mình bộ quần áo kaki màu ghi. Ngoài những chuyến thăm nguyên thủ của các nước khác Bác chọn những bộ quần áo đảm bảo nghi thức, sự tôn trọng với nước bạn thì trong cuộc sống hàng ngày, cả trong những đại hội Đảng, trong các cuộc họp quan trọng của đất nước thì Bác vẫn giữ nguyên phong cách ăn mặc giản dị của mình.
Tôi nhớ có một lần có người hỏi Bác rằng tại sao là một nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam mà Bác lại ăn mặc giản dị như vậy thì Bác đã nói: vì dân mình còn nghèo….Dù có làm gì thì Bác cũng lấy dân làm đầu, đặt lợi ích của nhân dân lên chính bản thân mình.
Bác cũng chọn riêng cho mình đôi dép lốp. Đây là loại dép được làm từ săm và lốp của xe ô tô. hời kháng chiến vì điều kiện còn khó khăn nên những người lính đã sáng tạo ra loại dép này và được dùng rất phổ biến. Những người lính vì điều kiện chiến đấu ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn nên dùng loại dép này ta có thể hiểu được.Nhưng Bác là một nguyên thủ quốc gia, dù Việt Nam lúc ấy còn rất nghèo so với các nước bạn, điều kiện của các nguyên thủ nước bạn cũng sẽ hơn nước ta.Song cũng không đến mức thiếu thốn đến mức để người đứng đầu của đất nước đi những đôi dép lốp cũ kĩ, lại khá cứng. Ta có thể thấy đây hoàn toàn là mong muốn của Bác, lối sống giản dị của Bác càng làm cho hình ảnh của Bác trong lòng người dân Việt Nam thêm tươi đẹp, thêm tự hào.
Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác còn thể hiện ra ngay trong bữa ăn của Bác. Mỗi bữa ăn Bác chỉ dùng có ba món chính, đó là cơm trắng, cà pháo và một quả trứng. Những món ăn đều vô cùng thanh đạm và có thể dễ dàng kiếm được. Vào năm nạn đói nổ ra, người dân chết đói hàng loạt.Để ủng hộ phong trào cứu đói, Bác đã đi đầu gương mẫu ủng hộ mỗi bữa một nắm gạo của mình để cứu đói cho người dân.Tấm gương, lối sống của Bác thật khiến chúng ta tự hào, ngưỡng mộ.
Kết bài Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạchBác Hồ là vị cha già dân tộc, là người đã mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam. Nhưng, Bác không chỉ khiến người dân Việt Nam tự hào về tài năng, trí tuệ hơn người mà còn ở chính lối sống trong sạch, giản dị, thanh cao của Người.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Nguyễn Trần Hà Linh27 tháng 2 2017 lúc 18:26- Câu 1 :
" Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người , trong tác phong, Bác cũng rát giản dị trong lời nói và bài viết".
Bằng những dẫn chứng trong bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " em hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị.
-Câu 2 :
" Đọc mỗi câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người "
( Ana Tôn - prance )
Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được gì khi học các bài thơ của Bác trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 : " Cảnh khuya " , " Rằm tháng giêng " , " Tin thắng trận ".
.Mọi người giúp với ạ , thứ 5 em phải nộp bài mà không có thời gian để làm, em xin cảm ơn
0 câu trả lời Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 Nguyễn Ngọc Thanh Trúc19 tháng 5 2017 lúc 13:101 bài học kinh ngiệm gì được nêu lên trong từng câu tục ngữ ? để diễn đạt những điều đó , trogn tục ngữ thường sữ dụng những nhệ thuật nào ?
2 trogn bài "tinh thần yêu nứic của nhân dân ta " được đề cập trong lĩnh vực nào ? để làm sáng tỏ điều đó , tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự ra sao ?
3 để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ ,tác giả đã chứng minh trên những mặt nào ? tìm dẫn chứng minh họa . Em đã học tập gì từ tấm gương giản dị của Bác
4 hãy trình bày giá trị hiện thực ,nhân đạo và nghệ thuật của chuyện " sống chết ,mặt bay "
1 câu trả lời Ngữ văn Văn mẫu lớp 7 Phương Thảo19 tháng 5 2017 lúc 15:01
3 . Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ , tác giả đã chứng minh trên những mặt nào ? Tìm dẫn chứng minh họa .
* Trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người
- Bác nói, viết dễ hiểu, dễ nhớ, có sức lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Bác sống vô cùng giản dị mà vẫn thanh cao, hết lòng với mọi công việc, rất gần gũi, yêu thương mọi người.
* Trong lời nói, bài viết.
- "Không có gì quý hơn độc lập ,tự do." - "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi."
→→ Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ.
Em đã học tập gì từ tấm gương giản dị của Bác .
Bạn tham khảo bài chị Linh Phương nhé !
4 . Hãy trình bày giá trị hiện thực ,nhân đạo và nghệ thuật của chuyện " Sống chết mặc bay "
Giá trị hiện thực : Phản ảnh sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại mà đứng đầu là tên quan phụ mẫu.
Giá trị nhân đạo : Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.
Văn Lập luận Chứng minh:
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Đề 2: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị , thanh bạch của Bác Hồ.
Đề 3: Bác Hồ dạy thanh niên:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ách làm nên."
Bằng những dẫn chứng trong lao động, chiến đấu và học tập. Em hãy chứng minh lời dạy của Bác.
Đề 5: Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
(Đừng chép mạng nha mấy bạn)
4 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Trần Thị Hà My19 tháng 2 lúc 21:561. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu Một hình ảnh ít ai tin được* Nghĩa bóng
Lòng kiên trì của con người Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách Không có kiên trì thì không làm được gì hếtb. Bàn luận vấn đề
Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn Cần phê phán những người không có lòng kiên trìc. Ý nghĩa câu tục ngữ
Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm đượcd. Chứng minh lòng kiên trì
Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốtKhông có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Huỳnh lê thảo vy19 tháng 2 lúc 20:15Đề 3: Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tuc. Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
Bác Hồ - Người là vị cha già kính yêu của dân tộc, là ngôi sao sáng dẫn bước nhân dân Việt Nam tới bến bờ chiến thắng, là kết tinh của những vật tinh túy nhất từ sông nước tới văn hóa Việt Nam, tâm hồn của người thanh cao, trong sáng, nhân phẩm của Người là chuẩn mực của xã hội. Một trong những đức tính đáng quý nhất của Bác chính là sự giản dị. Trong đời sống hằng ngày, đưc tính ấy thể hiện rõ nét nhất.
Điều đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy, đó chính là sự giản dị trong bữa cơm thường ngày, bữa cơm giản dị và thanh đạm như chính con người của Bác vậy, chỉ có vài ba món giản đơn. Nửa cuộc đời bôn ba khắp bốn phương trời, Bác có mấy khi được thưởng thức những món ăn tuy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc quê hương ấy? Có lễ là Người hiểu, yêu và phải hiểu, yêu một cách sâu sắc truyền thống của quê hương nên Bác mới ăn nhũng món giản dị như vậy. Vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ:
" Bác thường bỏ miếng thịt gà
Mà ăn trọn quả cà xế nghệ "
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bơ suối tôi vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Mình là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập
Đúng 3 Bình luận Báo cáo sai phạm My Trà8 tháng 4 2018 lúc 20:46DÀN Ý
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Lỗi sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Hoàn cảnh : Thời chống Pháp , Mỹ trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
II. Thân bài
1. Lí lẽ: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch
2. Dẫn chứng:
a) Dẫn chứng 1 : Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
b) Dẫn chứng 2: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phẳng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!
c) Dẫn chứng 3: Trong đời sống của mình, việc gì Bác làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho những đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
d) Dẫn chứng 4: Những câu ca ngợi lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ:
" Nhà Bác đơn sơ mộ góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
... ... ...
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lới mòn"
Trong thơ của mình, Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống giản dị như thế:
" Sống trên thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng ruộng ngày dài ung dung"
III. kết bài
- Nêu nhận xét chung về vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Rút ra bài học (hoặc mở rộng): Kính yêu và sống theo tấm gương của Bác
Đúng 3 Bình luận Báo cáo sai phạm Xem thêm câu trả lời khác Nhung Pham4 tháng 3 lúc 19:52M.n cho mik hỏi 2 câu để ktra 1 tiết ạ!
Câu1:Trong văn bản"ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ" của tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong lời nói và bài viết.
Câu2: Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta.
END!
MONG M.N TRẢ LỜI GIÚP MIK Ạ! CẢM ƠN
4 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Thảo Phương4 tháng 3 lúc 20:42Câu 1:
+ Bữa ăn : đơn giản.
+ Nhà ở : nhà sàn hai phòng hòa với thiên nhiên.
+ Việc làm : tự làm, ít người phục vụ.
+ Lời nói, bài viết : giản dị.
Câu 2: Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Câu 2
Lòng yêu nước của nhân dân ta rất mãnh liệt, thể hiện qua nhiều lần đấu tranh giành lại độc lập. Tấm gương tiêu biểu của người Việt Nam là Bác Hồ. Bác quyết ra đi tìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng. Hoặc như Phan Bội Châu chịu cảnh tù đày chu nhất quyết không chịu khuất phục trước thực dân Pháp... Nhân dân ta đã nhiều lần đứng lên đấu tranh, đã nhiều lần nổi dậy. Nhân dân ta khó bao gio chịu khuất phục trước quân thù.
Đúng 2 Bình luận 3 Nhung Pham đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm Xem thêm câu trả lời khác Nguyễn Thị Lan Anh28 tháng 2 2018 lúc 21:031. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác ?. Từ đó em hiểu gì về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống ?.
2. Hoài Thanh viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh câu nói trên.
HELP ME !! 😭😭
3 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyễn Văn Đạt5 tháng 8 lúc 18:55Câu 1 :
- Bác Hồ giản dị qua các phương diện :
+ Trong nhà ở, bữa cơm
+ Trong quan hệ với mọi người
+ Trong công việc
+ Trong lời nói là bài viết
- Những dẫn chứng được Bác đưa vào để làm rõ sự giản dị :
* Giản dị trong lối sống:
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
+ Bữa cơm của Bác (Bữa cơm chỉ có …sắp xếp tươm tất)
+ Cái nhà sàn nơi Bác ở (Cái nhà sàn … vườn hoa)
- Giản dị trong quan hệ với mọi người:
+ Viết thư cho một đồng chí
+ Nói chuyện với các cháu miền Nam
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
* Giản dị trong cách nói và viết:
- Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
Câu 2 :
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,… Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước. Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm buithianhtho5 tháng 8 lúc 18:47
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,… Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước. Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống. Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Xem thêm câu trả lời khác Jimin23 tháng 2 2018 lúc 20:11để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác. Dựa vào văn bản Em hãy phân tích.
suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính giản dị trong đời sống
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Bích Ngọc Huỳnh24 tháng 2 2018 lúc 11:28Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.
Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.
Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa.
Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền. Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi, lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.
Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.
Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.
Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm nguyễn thị thảo ngân23 tháng 2 2018 lúc 20:37Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.
Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.
Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa.
Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền. Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi, lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.
Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.
Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.
để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác .Dựa vào văn bản Em hãy phân tích. suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính giản dị trong đời sống
4 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Lê Thị Phương Thảo24 tháng 2 2018 lúc 12:44 Bài tham khảo 1
Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu Hồ Chủ tịch nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam trong nhiều năm. Phạm Văn Đổng là người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Hồ Chí Minh. Suốt mấy chục năm liền, ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là một trong số văn bản ấy. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích từ bài điếu văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 5 - 1970). Học văn bản này, chúng ta có thêm một phương diện nữa để nhớ và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
Đây là văn bản thuộc thể văn nghị luận chứng minh, xen kẽ đôi đoạn giải thích, bình luận. Vấn đề mà tác giả nghị luận là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.
Vì là đoạn trích, nên văn bản này không đầy đủ ba phần trong bố cục thông thường của bài nghị luận. Bài chỉ có hai phần: Mở bài (từ đầu đến "... thanh bạch, tuyệt đẹp") sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và phong cách sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ. Thân bài (đoạn còn lại) chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong phong cách sống, trong lời nói, bài viết.
Bài văn lập luận sáng tỏ, rành mạch, liên kết với nhau rất chặt chẽ. Tác giả sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng, dùng thao tác chứng minh, giải thích, bình luận (chứng minh là chính) một cách hài hoà, tự nhiên, đầy thuyết phục. Theo sự dẫn dắt ấy, chúng ta hiểu và suy ngẫm, rút ra được nhiều bài học bổ ích, vừa nhớ vừa thêm kính yêu Bác.
Ngay ở phần đầu trong luận đề, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau: "đời hoạt động lay trời chuyển đất" và "đời sống bình thường vô cùng giàn dị...". Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người. Điều đó xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hoá Bác, coi Bác là siêu nhân huyền thoại xạ vời, chỉ để thờ phụng mà không chịu tìm hiểu, học tập. Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về "sự nhất quán" trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, tác giả giải thích: "trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió..., Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch...". Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ sung, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch của nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. Đức tính giản dị của Bác Hồ được toả sáng ở từng từ, từng câu văn trong cách lập luận ấy.
Đến phần thứ hai - thân bài - tác giả chứng minh, xen kẽ vài ý giải thích, bình luận ngắn gọn đức tính giản dị của Bác Hồ. Ở đây có hai luận điểm.
Trước hết, tác giả nêu ra và giải quyết luận điểm một: Đời sống của Bác Hồ giản dị. Dẫn chứng ngắn gọn, bằng lời văn kể chuyện nhỏ nhẹ: "Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chí có vài ba phòng ... luôn lộng gió và ánh sáng... Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn... đến việc rất nhỏ... việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp...". Xen giữa những lời kể, những dẫn chứng, tác giả bình luận, đánh giá cũng bằng lời văn nhỏ nhẹ mà thấm thìa. Chẳng hạn về cách ăn uống của Bác, tác giả viết : "ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ". Nhận xét căn nhà, phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả viết : "Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!". Nhấn thêm một bước nữa, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng vài ba lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc. Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu nhà hiển triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống vật chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống cách mạng vì một lí tưởng cao đẹp. Đọc văn của Phạm Vãn Đồng, chúng ta nhớ lại chính Bác Hồ cũng tự kể về cuộc sống của mình trong bài thơ Tức cảng Pác Bó... mà Người làm ở Việt Bắc năm 1941:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sự giản dị về vật chất, càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần khiến cho Bác luôn sống vui, sống khoẻ như Bác tự nhận xét "Sống quen thanh đạm nhẹ người - Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung" (Sáu mươi ba tuổi) và như nhà thơ Tố Hữu ca ngợi: "Mong manh áo vải hồn muôn trượng..." (Theo chân Bác). Có thể nói, phong cách sống giản dị của Bác Hồ "là đời sống thực sự văn minh, nêu gương sáng cho thế giới ngày nay". Đoạn văn được sơ kết bằng câu văn như thế, vừa có giá trị khái quát, nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực của tác giả. Từ đó chuyển tới bạn đọc chúng ta ngày nay lời thông điệp tâm huyết: Hãy tìm hiểu, hãy suy ngẫm về đức tính giản dị trong cách sống của Bác Hồ, để nhớ Bác, biết ơn, kính trọng và mãi mãi noi gương Bác. Văn nghị luận vốn chỉ biểu ý, ít biểu cảm. Nhưng trong những lời văn ấy vẫn toát ra tình cảm của người viết làm lay động tình cảm người đọc.
"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết". Câu văn chuyển ý rất tự nhiên, từ luận điểm một vào luận điểm hai. Chứng minh ý này, tác giả lập luận theo kiểu nhân - quả. Phạm Văn Đồng nêu "Vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được", rồi đưa ra hai dẫn chứng lời nói bài viết giản dị của Bác: ''Không có gì quý hơn dộc lập, tự do"; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không hao giờ thay đổi. Hai câu văn trên được trích từ những văn kiện quan trọng mà Hồ Chí Minh đã viết, đã đọc trước nhân dân cả nước. Câu thứ nhất, Bác viết, rồi đọc trong thời kì chống Mĩ cứu nước sỏi động, năm 1967. Câu thứ hai, Bác phát biểu giữa những ngày căng thẳng, nóng bỏng đầu năm 1946. Chúng ta cũng có thể dẫn ra nhiều bài thơ, câu văn, bài văn, lời nói giản dị mà sâu sắc của Bác. Chẳng hạn lời Bác hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không" trong giờ phút đọc Tuyên ngôn Độc lập, những bài thơ Bác viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những câu văn của Bác trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, v.v. Nhiều câu nói, lời văn của Bác tuy giản dị nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc như những chân lí. Vì vậy, khái quát, đánh giá ý nghĩa và hiệu quả của chúng, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: "Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng". Câu văn bình luận ấy vừa ngợi ca hiệu quả, tác dụng của những bài viết, những tư tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát luận điểm hai trong áng văn nghị luận.
Có thể nói, ở văn bản này, nghệ thuật nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng giàu sức thuyết phục, vì: luận điểm rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực, chen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
Bài tham khảo 2
Bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1970). Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi suốt mấy chục năm sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hồ Chí Minh, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970) không chỉ nói về sự nghiệp và lí tưởng cách mạng cao cả mà còn phản ánh trung thực lối sống giản dị và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác Hồ.
Có thể coi đây là bài văn nghị luận chứng minh mà sức thuyết phục của nó toát lên từ tính cụ thể, chân thực và toàn diện của chứng cứ. Tác giả đã kết hợp giữa chứng minh với nhận xét, giải thích và bình luận để làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác
Dựa trên vốn hiểu biết sâu sắc và tình cảm yêu mến, kính phục chân thành đối với lãnh tụ cách mạng tài ba, qua bài văn, tác giả khẳng định giản dị là đức tính nổi bật của Hồ Chủ tịch. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị kết hợp hài hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với lí tưởng cách mạng kiên trung.
Trong phần mở đầu văn bản, tác giả đã nêu lên nhận xét: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán, giữa đời hoạt động chính trị rung trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tiếp theo là lời khẳng định thể hiện rõ tình cảm kính yêu và khâm phục của tác giả đối với Bác: Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
Đức tính giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày được tác giả ngợi ca bằng những mĩ từ: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp... rất lạ lùng, rất kì diệu... Tính từ thanh bạch thể hiện chính xác nhất đức tính giản dị đó. Nếp sống thanh bạch của Bác Hồ là nếp sống của một vị lãnh tụ cách mạng chân chính, suốt đời cống hiến, hi sinh cho đất nước và dân tộc. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong tác phong sinh hoạt, sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống: Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Tác giả đưa ra lời bình luận xác đáng về ý nghĩa sâu xa của những việc Bác làm: Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
Bác ăn uống hết sức đạm bạc, còn nơi ở thì: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhà biết bao!
Sự kết hợp hài hòa giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của người viết, do vậy mà xúc động lòng người.
Nói về sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể để minh họa: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
Yêu Bác, hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn và bản chất đức tính giản dị của Bác Hồ: Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
Bác Hồ sống giản dị vì suốt cuộc đời hoạt động cách mạng hơn sáu mươi năm, Người được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xích xiềng nô lệ thực dân của nhân loại và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược đau thương, oanh liệt của dân tộc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
Những lời giải thích, bình luận nêu trên hoàn toàn đúng với bản chất của Bác. Lối sống giản dị về vật chất hòa hợp với sự phong phú về tinh thần, tạo thành phẩm chất cao quý tuyệt vời. Nghĩ về Bác, mọi người đều có chung cảm xúc yêu mến và kính phục, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá ghét hư vinh.
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Theo chân Bác)
Để chứng minh cho sự giản dị trong lời nói và bài viết, tác giả đã dẫn chứng câu nói nổi tiếng cua Bác như: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Hoặc: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Đó là những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
Bác đã dùng cách nói giản dị để nói về những điều lớn lao vì Bác muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Những lời nói và bài viết của Bác có tác dụng tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người rất lớn. Mọi người dân đều hiểu và quyết tâm thực hiện bằng được những lời dạy quý báu của Bác Hồ.
Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức của những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Quả là Bác Hồ giản dị mà vĩ đại như chân lí.
Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai khi được tiếp xúc với Người đều cảm nhận được, nhưng hiểu và đánh giá đúng được phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải dễ dàng. Hình ảnh bộ quần áo nâu, đôi dép lốp cao su... đã gắn với cuộc sống đời thường của Bác. Bác cũng đã thể hiện quan niệm sống giản dị mà rất đỗi thanh cao ấy trong một số bài thơ:
Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe
Trần mà như thế kém gì tiên.
(Sáu mươi tuổi)
Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm ngày rộng tháng dài ung dung.
(Sáu mươi ba tuổi)
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang!
(Tức cảnh Pác Bó)
Văn bản nghị luận Đức tính giản dị của Bác Hồ đã làm cho chúng ta hiểu thêm về phẩm chất tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng tài ba, người Cha già kính yêu của dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Lê Thị Phương Thảo24 tháng 2 2018 lúc 12:41Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
viết bài văn chứng minh rằng Bác Hồ giản dị trong đời sống
1 câu trả lời Ngữ văn Tập làm văn lớp 7Bài viết số 7 - Văn lớp 7 Huệ Phạm22 tháng 3 lúc 21:07Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
CHÚC BẠN HỌC TỐTĐúng Bình luận Báo cáo sai phạm Huỳnh Thị Yến Linh7 tháng 5 lúc 20:23
1.Qua bài văn '' Ý nghĩa văn chương'' của Hoài Thanh hãy viết đoạn văn 5-7 câu nói lên sự say mê văn học của em.
2.Bằng những dẫn chứng trong văn học và trong thực tế đời sống hãy chứng minh rằng '' Bác Hồ là người sống vô cùng giản dị và thanh bạch''
Thanks các bạn nhiều nha!!!! :)
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyễn Kim Hưng7 tháng 5 lúc 22:082,
Nếu nói đến tấm gương về sự giản dị và thanh bạch thì chắc hẳn chúng ta đã nghĩ ngay đến vị lãnh tụ vĩ đại nhất Dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác chính là nhân chứng rõ ràng và tiêu biểu cho hai đức tính cao quý và đặc biệt cần có ở mỗi người.
Giản dị là cách sống không cầu kì xa hoa sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Còn thanh bạch là gì? Thanh bạch là tính từ chỉ lối sống trong sạch,luôn giữ phẩm chất của mình không để giàu sang cám dỗ. Giản dị,thanh bachj được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn tiếng nói hằng ngày,cách ăn mặc,lối sống,cách hành xử,cử chỉ,các thể hiện bản thân…
Bác Hồ là người có tầm vóc về tư tưởng, tầm vóc về trí tuệ, lại là người đứng đầu của một quốc gia. Những tưởng cuộc sống của Bác sẽ là ở những nơi đẹp nhất, an toàn nhất, việc sinh hoạt sẽ có những người hục vụ giúp đỡ. Nhưng không, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lại có một lối sống vô cùng giản dị, dân giã đến mức không thể dân giã hơn được nữa.Nhìn vào cuộc sống của Bác sẽ không ai có thể tin nổi đó là cuộc sống của một vị lãnh đạo.Nếp sống giản dị, thanh bạch ấy của Bác càng làm cho những người dân Việt Nam thêm yêu và tự hào về người cha già dân tộc. Bạn bè quốc tế thì thừa nhận và càng thêm tôn trọng tài năng và con người của Bác.
Nơi ở của Bác là một căn nhà sàn nhỏ đơn sơ với phần mái được lợp bằng những tán lá khô. Căn phòng của Bác cũng rất nhỏ, chỉ đủ để kê một chiếc giường – nơi Bác nghỉ ngơi, một chiếc bàn làm việc nhỏ làm bằng mây và một chiếc ghế đơn. Sự đơn sơ của căn phòng khiến ta cảm thấy rất khó tin.
Quần áo Bác mặc trên người cũng không phải những bộ comple đắt tiền, những bộ quần âu phẳng phiu như những nguyên thủ quốc gia khác.Bác chọn cho mình bộ quần áo kaki màu ghi. Ngoài những chuyến thăm nguyên thủ của các nước khác Bác chọn những bộ quần áo đảm bảo nghi thức, sự tôn trọng với nước bạn thì trong cuộc sống hàng ngày, cả trong những đại hội Đảng, trong các cuộc họp quan trọng của đất nước thì Bác vẫn giữ nguyên phong cách ăn mặc giản dị của mình.
Tôi nhớ có một lần có người hỏi Bác rằng tại sao là một nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam mà Bác lại ăn mặc giản dị như vậy thì Bác đã nói: vì dân mình còn nghèo….Dù có làm gì thì Bác cũng lấy dân làm đầu, đặt lợi ích của nhân dân lên chính bản thân mình.
Bác cũng chọn riêng cho mình đôi dép lốp. Đây là loại dép được làm từ săm và lốp của xe ô tô. hời kháng chiến vì điều kiện còn khó khăn nên những người lính đã sáng tạo ra loại dép này và được dùng rất phổ biến. Những người lính vì điều kiện chiến đấu ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn nên dùng loại dép này ta có thể hiểu được.Nhưng Bác là một nguyên thủ quốc gia, dù Việt Nam lúc ấy còn rất nghèo so với các nước bạn, điều kiện của các nguyên thủ nước bạn cũng sẽ hơn nước ta.Song cũng không đến mức thiếu thốn đến mức để người đứng đầu của đất nước đi những đôi dép lốp cũ kĩ, lại khá cứng. Ta có thể thấy đây hoàn toàn là mong muốn của Bác, lối sống giản dị của Bác càng làm cho hình ảnh của Bác trong lòng người dân Việt Nam thêm tươi đẹp, thêm tự hào.
Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác còn thể hiện ra ngay trong bữa ăn của Bác. Mỗi bữa ăn Bác chỉ dùng có ba món chính, đó là cơm trắng, cà pháo và một quả trứng. Những món ăn đều vô cùng thanh đạm và có thể dễ dàng kiếm được. Vào năm nạn đói nổ ra, người dân chết đói hàng loạt.Để ủng hộ phong trào cứu đói, Bác đã đi đầu gương mẫu ủng hộ mỗi bữa một nắm gạo của mình để cứu đói cho người dân.Tấm gương, lối sống của Bác thật khiến chúng ta tự hào, ngưỡng mộ.
Cứ thế cả cuộc đời Người đi buôn ba khắp nơi, đôi chân Bác giá lạnh vì sương gió, đôi tay tê tái vì nắng mưa. Thế nhưng vượt lên tất cả Người vẫn tiến lên phía trước, cả đời cống hiến vì dân vì nước; trung thực, dũng cảm, ý chí sắt đá, lòng yêu thiên nhiên, yêu con người cùng với lối sống thanh bạch, giản dị đã tạo nên một vị lãnh tụ vĩ đại, một đấng cứu thế mang trong mình đủ mọi đức tính tốt đẹp mà mãi sau này chúng ta vẫn luôn noi theo để học hỏi.
Đúng 2 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Nguyễn Kim Hưng7 tháng 5 lúc 22:05
1, Tôi rất yêu những tác phẩm văn học. Chúng có thể, làm cho con người chúng ta đi qua biết bao cung bậc cảm xúc nào là: vui vẻ, buồn bã hay chỉ là giận dỗi vô cớ. Tâm hồn con người được nuôi dưỡng bởi văn thơ. Khi còn ngồi trên chiếc ghế nhà trường, ta vẫn nghe được các câu thơ bài văn hay. Chúng ta vẫn được thầy cô dạy dỗ để viết làm sao cho hay, cho đúng. Văn học vẫn luôn sánh bước cùng ta trên con đường đến trường hằng ngày, nên chúng ta hãy luôn trân trọng, bảo vệ nó.
Đúng 2 Bình luận 2 Huỳnh Thị Yến Linh đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm Võ Trọng Lập18 tháng 3 2018 lúc 8:38Đọc đoạn từ Bác Hồ sống đời sống giản dị cho đến thế giới ngày nay. Của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ và cho biết:
a)Xác định phương thức lập luận
b)Nêu và chứng minh những phương diện giản dị của bác
c)Chỉ ra phép lập luận và phương diện của nó
d)Vì sao tác giả nói:Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác hồ nêu gương sáng trong thế giới ngay nay.
0 câu trả lời Ngữ văn Soạn văn lớp 7 Võ Thị Kim Oanh9 tháng 4 2017 lúc 17:44"Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết". Qua văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"em hãy chứng minh Bác rất giản dị trong lời nói và bài viết
2 câu trả lời Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 Trang Trang3 tháng 5 2017 lúc 7:24Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.
Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lí do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bơ suối tôi vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Mình là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.
Đúng 3 Bình luận 2 Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Võ Thị Kim Oanh9 tháng 4 2017 lúc 17:45qua văn bản"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nha ghi nhầm
Đúng 2 Bình luận 1 Báo cáo sai phạm Phương Thảo21 tháng 4 lúc 18:48Cho đoạn văn sau:
"…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việcvà phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! "
Bằng một câu văn, hãy khái quất nội dung của đoạn văn trên? Nhận xét về trình tự lập luận của đoạn văn?Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác
0 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 pham thi phuong thao22 tháng 3 2018 lúc 11:45Tìm những ví dụ khác thể hiện sự giản dị của Bác trong đời sống và trong thơ văn .
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Bích Ngọc Huỳnh22 tháng 3 2018 lúc 12:27sửa:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá.
Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác viết văn, làm thơ xuất phát từ nhận thức văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều hoàn cảnh sống và tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau. Tùy từng tình huống, từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có cách viết cho phù hợp. Với lực lượng quần chúng cách mạng phần lớn là nông dân, công nhân, Bác đã chọn hình thức sáng tác quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ như ca dao, thơ lục bát... để lồng vào đó nội dung chính trị.
Giản dị trong đời sống - đó là điều nổi bật trong phong cách của Hồ Chủ tịch . Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được và thực hiện được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong qua trình vận động cách mạng, Bác làm nhiều bài ca dưới hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng như Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết... Bác viết thật mộc mạc, giản dị để người nghe, người đọc dễ tiếp thu và truyền bá cho nhau.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác đã viết nhiều câu thơ, bài thơ làm tài liệu giác ngộ, vận động quần chúng tham gia vào hội Việt Minh, đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật:
Muốn phá sạch nỗi bất bình, Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào.
Hoặc:
Hỡi ai con cháu Hồng Bàng, Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.
Thơ Bác còn chỉ ra nguyên nhân khổ đau, bất hạnh của nông dân:
Dân ta không có ruộng cày, Bao nhiêu đất tốt về Tây đồn điền.
Hay của giai cấp công nhân:
Công nhân sức mạnh nghề quen Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ Mà mình quần rách áo xơ Tiền công thì bớt mà giờ thì thêm Lại còn đánh chửi tần phiền Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua.
Bác thể hiện rõ nỗi khổ, nỗi nhục của kẻ lầm đường lạc lối cầm súng giặc bắn vào cha mẹ, anh em, bà con làng xóm:
Hai tay cầm khẩu súng dài, Ngắm đi ngắm lại, bắn ai bây giờ.
Cuối năm 1946, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cấu kết với nhau, cố tình xâm lược nước ta một lần nữa. Sau khi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập, với cương vị Chủ tịch, Bác đã làm bài thơ chúc mừng năm mới 1947, kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do vừa giành được:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công.
Xuân 1949 là mùa xuân tưng bừng khí thế trong bài thơ nổi tiếng của Bác:
Người người thi đua Ngành ngành thi đua, Ta nhất định thắng Địch nhất định thua; (Mừng xuân 1949)
Cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, chấn đông năm châu. Miền Bắc giải phóng, nhân dân nô nức bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn của miền Nam - thành đồng Tổ quốc - đang ngày đêm trực tiếp đối đầu với quân xâm lược Mĩ và bè lũ tay sai.
Bài thơ chúc Tết năm 1956 là lời Bác hô hào, động viên nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đánh Mĩ:
Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí bền gan chiến đấu, Hòa bình, thống nhất thành công.
Nhân dân Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về lại hân hoan, phấn khởi đón nghe thơ Bác vì đó chính là tâm tình, ý nguyện, là lí tưởng và khát vọng chiến thắng của toàn dân tộc.
Mừng xuân 1969 là bài thơ chúc Tết cuối cùng Bác để lại cho đất nước, nhân dân:
Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào! Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
Thơ Bác chính là con người Bác, thật gần gũi, giản dị mà cũng thật sâu sắc, hào hùng. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Dân tộc Việt Nam sung sướng và hạnh phúc được chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu!
Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Bích Ngọc Huỳnh22 tháng 3 2018 lúc 12:25Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.
Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.
Đúng Bình luận 1 Báo cáo sai phạm Miyuki1308199726 tháng 2 2018 lúc 20:47Cho luận điểm : Bác Hồ rất giản dị trong lối sống . Dựa vào bản đức tính giản dị của bác hồ và bằng những hiểu biết của em về cuộc đời của bác , hãy viết một đoạn văn nghị luận 9 từ 12 đến 15 câu ) để làm sáng tỏ cho luận điểm trên
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyễn Hải Đăng27 tháng 2 2018 lúc 19:18Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Nguyen Phuong Linh2 tháng 5 2018 lúc 17:23
Mình thi văn tuần trước trước rồi nên nếu bạn nào chưa thi thì có thể tham khảo đề văn này nhé :
Hãy giải thích câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
**********************************************************************************
Qua bài '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' , em hãy nêu những ví dụ chứng minh sự giản dị của bác trong đời sống và công việc . Liên hệ và cho biết bản thân em đã giản dị chưa ,em sẽ phải làm gì để học tập và noi theo Bác .
**********************************************************************************
Hãy tìm và giải thích giá trị của các phép tu từ trong các phần dưới đây :
a. Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
b . Cục ... cục tác cục ta .
0 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7Đề cương ôn tập văn 7 học kì II Soke Soắn19 tháng 3 2018 lúc 17:28Viết đoạn văn chứng minh luận điểm sau :
" Trong đời sống hàng ngày, Bác Hồ cũng thật giản dị "
1 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Tống Linh Trang20 tháng 3 2018 lúc 21:19Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
Đúng 1 Bình luận Báo cáo sai phạm Tạ Thu Phương25 tháng 3 2017 lúc 19:45Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị. Bằng 1 số dẫn chứng trong bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " hãy chứng minh cách viết của bác rất giản dị.
1 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Trần Ngọc Định25 tháng 3 2017 lúc 19:52Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Hãy chứng minh đời sống vô cùng giản dị và thanh bạch của Bác Hồ.
2 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Nguyen4 tháng 4 lúc 5:56Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc Việt Nam, Người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.
Bác Hồ giản dị từ cách ăn mặc và sinh hoạt thường ngày. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này… Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Trong cái mặc hàng ngày, Bác Hồ cũng giản dị, gần gũi với nhân dân như thế. Nhắc đến Bác, ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh. Người trong bộ quần áo ka ki trắng, đôi dép lốp cao su đã sờn và chiếc gậy ba-toong. Trong kháng chiến gian lao, vào mùa đông rét mướt, Bác được một đồng chí nước ngoài tặng một chiếc áo ấm nhưng Bác lại lấy đó làm quà tặng những người chiến sĩ ngoài chiến trường. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Nhà Bác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn"Người gần gũi thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lạnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng lụa cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn.
Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. Mặc dù, Người là nhà thơ, nhà văn lớn nhưng Người chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng… Người đều đưa vào thơ. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ…; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu… (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”…). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử… Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ. Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ.
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho những thế hệ người Việt chúng ta noi theo.
Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm Hoàng Minh Nguyệt3 tháng 4 lúc 22:35Tham khảo:
Mở bài Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạchLà một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người mang cách mạng đến bến bờ của thành công, đưa dân tộc đến thời đại tự do, hạnh phúc. Tuy là người đứng đầu của một đất nước nhưng cuộc sống thường ngày của Bác lại rất giản dị, dân giã, khác hẳn cuộc sống của một nguyên thủ quốc gia.
Thân bài Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạchBác Hồ là người có tầm vóc về tư tưởng, tầm vóc về trí tuệ, lại là người đứng đầu của một quốc gia. Những tưởng cuộc sống của Bác sẽ là ở những nơi đẹp nhất, an toàn nhất, việc sinh hoạt sẽ có những người hục vụ giúp đỡ. Nhưng không, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lại có một lối sống vô cùng giản dị, dân giã đến mức không thể dân giã hơn được nữa.Nhìn vào cuộc sống của Bác sẽ không ai có thể tin nổi đó là cuộc sống của một vị lãnh đạo.Nếp sống giản dị, thanh bạch ấy của Bác càng làm cho những người dân Việt Nam thêm yêu và tự hào về người cha già dân tộc. Bạn bè quốc tế thì thừa nhận và càng thêm tôn trọng tài năng và con người của Bác.
Nơi ở của Bác là một căn nhà sàn nhỏ đơn sơ với phần mái được lợp bằng những tán lá khô. Căn phòng của Bác cũng rất nhỏ, chỉ đủ để kê một chiếc giường – nơi Bác nghỉ ngơi, một chiếc bàn làm việc nhỏ làm bằng mây và một chiếc ghế đơn. Sự đơn sơ của căn phòng khiến ta cảm thấy rất khó tin.
Quần áo Bác mặc trên người cũng không phải những bộ comple đắt tiền, những bộ quần âu phẳng phiu như những nguyên thủ quốc gia khác.Bác chọn cho mình bộ quần áo kaki màu ghi. Ngoài những chuyến thăm nguyên thủ của các nước khác Bác chọn những bộ quần áo đảm bảo nghi thức, sự tôn trọng với nước bạn thì trong cuộc sống hàng ngày, cả trong những đại hội Đảng, trong các cuộc họp quan trọng của đất nước thì Bác vẫn giữ nguyên phong cách ăn mặc giản dị của mình.
Tôi nhớ có một lần có người hỏi Bác rằng tại sao là một nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam mà Bác lại ăn mặc giản dị như vậy thì Bác đã nói: vì dân mình còn nghèo….Dù có làm gì thì Bác cũng lấy dân làm đầu, đặt lợi ích của nhân dân lên chính bản thân mình.
Bác cũng chọn riêng cho mình đôi dép lốp. Đây là loại dép được làm từ săm và lốp của xe ô tô. hời kháng chiến vì điều kiện còn khó khăn nên những người lính đã sáng tạo ra loại dép này và được dùng rất phổ biến. Những người lính vì điều kiện chiến đấu ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn nên dùng loại dép này ta có thể hiểu được.Nhưng Bác là một nguyên thủ quốc gia, dù Việt Nam lúc ấy còn rất nghèo so với các nước bạn, điều kiện của các nguyên thủ nước bạn cũng sẽ hơn nước ta.Song cũng không đến mức thiếu thốn đến mức để người đứng đầu của đất nước đi những đôi dép lốp cũ kĩ, lại khá cứng. Ta có thể thấy đây hoàn toàn là mong muốn của Bác, lối sống giản dị của Bác càng làm cho hình ảnh của Bác trong lòng người dân Việt Nam thêm tươi đẹp, thêm tự hào.
Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác còn thể hiện ra ngay trong bữa ăn của Bác. Mỗi bữa ăn Bác chỉ dùng có ba món chính, đó là cơm trắng, cà pháo và một quả trứng. Những món ăn đều vô cùng thanh đạm và có thể dễ dàng kiếm được. Vào năm nạn đói nổ ra, người dân chết đói hàng loạt.Để ủng hộ phong trào cứu đói, Bác đã đi đầu gương mẫu ủng hộ mỗi bữa một nắm gạo của mình để cứu đói cho người dân.Tấm gương, lối sống của Bác thật khiến chúng ta tự hào, ngưỡng mộ.
Kết bài Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạchBác Hồ là vị cha già dân tộc, là người đã mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam. Nhưng, Bác không chỉ khiến người dân Việt Nam tự hào về tài năng, trí tuệ hơn người mà còn ở chính lối sống trong sạch, giản dị, thanh cao của Người.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Nguyễn Trần Hà Linh27 tháng 2 2017 lúc 18:26- Câu 1 :
" Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người , trong tác phong, Bác cũng rát giản dị trong lời nói và bài viết".
Bằng những dẫn chứng trong bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " em hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị.
-Câu 2 :
" Đọc mỗi câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người "
( Ana Tôn - prance )
Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được gì khi học các bài thơ của Bác trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 : " Cảnh khuya " , " Rằm tháng giêng " , " Tin thắng trận ".
.Mọi người giúp với ạ , thứ 5 em phải nộp bài mà không có thời gian để làm, em xin cảm ơn
0 câu trả lời Ngữ văn Tập làm văn lớp 7 Nguyễn Ngọc Thanh Trúc19 tháng 5 2017 lúc 13:101 bài học kinh ngiệm gì được nêu lên trong từng câu tục ngữ ? để diễn đạt những điều đó , trogn tục ngữ thường sữ dụng những nhệ thuật nào ?
2 trogn bài "tinh thần yêu nứic của nhân dân ta " được đề cập trong lĩnh vực nào ? để làm sáng tỏ điều đó , tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự ra sao ?
3 để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ ,tác giả đã chứng minh trên những mặt nào ? tìm dẫn chứng minh họa . Em đã học tập gì từ tấm gương giản dị của Bác
4 hãy trình bày giá trị hiện thực ,nhân đạo và nghệ thuật của chuyện " sống chết ,mặt bay "
1 câu trả lời Ngữ văn Văn mẫu lớp 7 Phương Thảo19 tháng 5 2017 lúc 15:01
3 . Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ , tác giả đã chứng minh trên những mặt nào ? Tìm dẫn chứng minh họa .
* Trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người
- Bác nói, viết dễ hiểu, dễ nhớ, có sức lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Bác sống vô cùng giản dị mà vẫn thanh cao, hết lòng với mọi công việc, rất gần gũi, yêu thương mọi người.
* Trong lời nói, bài viết.
- "Không có gì quý hơn độc lập ,tự do." - "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi."
→→ Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ.
Em đã học tập gì từ tấm gương giản dị của Bác .
Bạn tham khảo bài chị Linh Phương nhé !
4 . Hãy trình bày giá trị hiện thực ,nhân đạo và nghệ thuật của chuyện " Sống chết mặc bay "
Giá trị hiện thực : Phản ảnh sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại mà đứng đầu là tên quan phụ mẫu.
Giá trị nhân đạo : Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.
Văn Lập luận Chứng minh:
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Đề 2: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị , thanh bạch của Bác Hồ.
Đề 3: Bác Hồ dạy thanh niên:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ách làm nên."
Bằng những dẫn chứng trong lao động, chiến đấu và học tập. Em hãy chứng minh lời dạy của Bác.
Đề 5: Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
(Đừng chép mạng nha mấy bạn)
4 câu trả lời Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7 Trần Thị Hà My19 tháng 2 lúc 21:561. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu Một hình ảnh ít ai tin được* Nghĩa bóng
Lòng kiên trì của con người Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách Không có kiên trì thì không làm được gì hếtb. Bàn luận vấn đề
Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn Cần phê phán những người không có lòng kiên trìc. Ý nghĩa câu tục ngữ
Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm đượcd. Chứng minh lòng kiên trì
Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốtKhông có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm Huỳnh lê thảo vy19 tháng 2 lúc 20:15Đề 3: Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tuc. Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.