B1: Hòa tan hoàn toàn 30,15 gam hỗn hợp gồm MCI, MHCO3 và M2CO3; (M là kim loại kiềm) trong 198,26 ml dung dịch HCl a% (D = 1,05 g/ml) dư, thu được dung dịch A và 5,6 lít khí CO2 (ở đktc). Chia A làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng vừa đủ với lOOml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối khan.
Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu dược 50,225gam kẻt tùa.
1. Xác định kim loại M.
2. Tính giá trị của a, m và phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu
B2: nêu phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ( bằng 3 phương pháp khác nhau) và trong công nghiệp. Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa.
B3: chỉ có nước, muối ăn và sắt kim loại, làm thế nào để điều chế được sắt (III) hiđroxit. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
B4: có bốn lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng kim loại sau: Mg, Ag, Ba, Fe. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng ta có thể nhận biết được những kim loại nào ?. giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (không dùng thêm chất nào khác kể cả quỳ tím, nước nguyên chất).
Bài 3 :
- Điện phân nóng chảy muối ăn .
PTHH : \(2NaCl\rightarrow2Na+Cl_2\)
- Cho Na thu được sau khi điện phân muối ăn vào nước .
PTHH : \(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\)
- Thu khí Cl2 khi điện phân muối ăn sục vào kim loại sắt nóng chảy .
PTHH : \(2Fe+3Cl_2\rightarrow2FeCl_3\)
- Lấy dung dịch NaOH cho vào dung dịch FeCl3 vừa có trên thu được sắt ( III ) hidroxit .
PTHH : \(3NaOH+FeCl_3\rightarrow3NaCl+Fe\left(OH\right)_3\)
Bài 4 :
- Nhận biết được cả 4 kim loại trên vì :
- Lấy mỗi chất 1 ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự .
- Cho từng mẫu thử vào dung dịch H2SO4 dư .
+, Mẫu thử nào không tan, không có hiện tượng gì là Ag .
+, Các mẫu thử nào tan tạo khí thoát ra là Fe, Mg .
PTHH : \(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
PTHH : \(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)
+, Mẫu thử nào tan rồi tạo kết tủa là Ba .
PTHH : \(Ba+2H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2+H_2\)
PTHH : \(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow2H_2O+BaSO_4\downarrow\)
- Lọc bỏ kết tủa của BaSO4, thu lấy phần nước chứa Ba(OH)2 dư .
- Cho lấy dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần sản phẩm của 2 mẫu thử còn lại .
+, Mẫu thử nào tan tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu đỏ là FeSO4 có kim loại ban đầu là Fe .
PTHH : \(FeSO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+BaSO_4\)
PTHH : \(4Fe\left(OH\right)_2+O_2+2H_2O\rightarrow4Fe\left(OH\right)_3\)
+, Mẫu thử nào tan và tạo kết tủa trắng là MgSO4 có kim loại ban đầu là Mg .
PTHH : \(MgSO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Mg\left(OH\right)_2+BaSO_4\)