Hướng dẫn soạn bài Điệp ngữ

huyền lê

a) Hãy tìm điệp ngữ trong văn bản sau và cho biết giá trị biểu đạt của nó:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

 

Thảo Phương
18 tháng 11 2016 lúc 18:34

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Có nhà phê bình đã cho rằng: Hai từ "trông" và "bề" ở câu thứ hai thật là hàm súc, da nghĩa, và sử dụng đúng nơi đúng lúc. (Bình giảng ca dao - Hoàng Tiến Tựu).

Hai câu tiếp theo nói lên cách trông, hướng về bảy đối tượng trong không gian và thời gian. Nhịp 2 đều đặn của câu ca như tiếng thở, mạch suy nghĩ cửa một người tần tảo biết sớm lo toan:

Trông trời /trông đất / trông mây /

Trông mưa / trông gió / trông ngày / trông đêm.

Cũng là chữ trông nhưng ở đây có ý nghĩa và sắc thái không giống nhau. Năm chữ trông ở trước: trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió có nghĩa là quan sát, theo dõi, trông nhìn trời, đất, lúa má ruộng đồng, sự biến đổi của thời tiết để chủ động tát nước chống hạn, tháo nước chống úng, bón phân, bắt sâu, làm cỏ... Chữ trông ở cuối câu thứ tư: trông ngày, trông đêm mang hàm nghĩa là phấp phỏng lo lắng, đợi chờ, trông mong, hy vọng. Nỗi lòng ấy diễn ra triền miên, liên tục suốt ngày đêm. Nhà nông xưa, nay có biết bao nỗi lo lắng, bao điều ngóng trông...

Hai câu cuối là lời cầu mong rất chân thành, thánh thiện. Chữ trông nói lên nỗi cầu mong, niềm hy vọng:

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng.

Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khoẻ, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Trời êm bể lặng cũng là một thành ngữ, trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong xã hội cũ, nhất là dưới thời phong kiến, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, qua đó, ta càng thấy sự cầu mong, hy vọng của người phụ nữ nông dân trong bài ca dao rất đáng được cảm thông và trân trọng. Tấm lòng đôn hậu, khát vọng mùa màng bội thu, sức khoẻ dồi dào, sống no ấm, yên vui, hạnh phúc ấy thật đẹp, chứa chan tình người.

 

Bình luận (4)
trần châu
20 tháng 11 2016 lúc 14:44

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo. Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Bình luận (6)
Phạm Thị Trâm Anh
18 tháng 11 2016 lúc 18:33

Điệp ngữ là: lặp lại từ trong

Tác dụng: Cho ta thấy được nỗi vất vả, lo trước lo sau của người nông dân

Bình luận (0)
Son Nguyen Thanh
19 tháng 11 2016 lúc 5:58

điệp từ : Đi cấy và từ trông

 

Bình luận (0)
Thong Nguyen
25 tháng 11 2016 lúc 10:54

Điệp ngữ đi và trông

 

Bình luận (0)
Trịnh Xuân Đức
27 tháng 11 2016 lúc 20:35

người ta đi cấy lấy công

em tôi đi học chỉ mong hết giờ

 

Bình luận (4)
Phan Đại Dương (N.N.D) 7...
4 tháng 12 2018 lúc 11:31

Đi cấy thì phải lấy công

Đi quán phải nhớ ngó trông túi tiền hihahihahiha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Hoàng Thùy Idol
Xem chi tiết
Hoàng Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Công Đạt
Xem chi tiết
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Tiểu Thư Răng Sún
Xem chi tiết