Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

yuuki miaka

a) Cấu tạo của 2 câu sau có gì khác nhau?

(1) học ăn, học nói, học gói, học mở

(2) chúng ta cần phải học ăn, học nói, học gói, học mở

b) tìm các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) ở mục a). vì sao chủ ngữ trong câu đó được lược bỏ?

c) trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào được lược bỏ? vì sao người ta lại lược bỏ chúng?

(1) Hai, ba bạn học sinh chạy ùa ra sân. Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa.

(2) - Cậu ăn cơm chưa?

- Chưa.

Takanashi Rikka
18 tháng 1 2017 lúc 21:12

A) Câu (1) không có chủ ngữ, câu (2) có chủ ngữ ( bị lược mất chủ ngữ )

B) Chúng ta, tôi, bạn, chúng em, chúng tớ, mọi người,...

Bởi vì chủ thể hành động trong câu này chỉ chung cho mọi người, không phải chỉ đối tượng riêng nên chủ ngữ sẽ được lược bỏ.

C)

(1) Lược bỏ thành phần vị ngữ - để tránh lặp lại từ ngữ ở câu trước

(2) Lược bỏ thành phần chủ ngữ, vị ngữ - để thông tin nhanh chóng hơn

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 1 2017 lúc 21:19

Câu hỏi 1: Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau?

a- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b- Chúng ta phải biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Gợi ý: Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo: Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ, còn câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là chúng ta.

Câu hỏi 2: Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a.

Gợi ý: Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a: Chúng tôi, chúng ta, em, Hoa, Huệ, tôi, ta...

Câu hỏi 3: Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ?

Gợi ý: Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ vì: câu a là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.

Câu hỏi 4: Trong những câu in đậm, thành phần nào được lược bỏ? Vì sao? Gợi ý

- Trong VD a, câu in đậm: Rồi ba bốn người, sáu bảy người bị lược bỏ thành phần vị ngữ “đuổi theo nó”. Vì các chủ ngữ cùng thực hiện một hành động là “đuổi theo nó” nên không cần nhắc lại hành động đó ở câu thứ hai.

- Trong VD b, cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Vì câu trả lời “Ngày mai” mới chỉ là thành phần trạng ngữ

Bình luận (3)
Phương Thảo
18 tháng 1 2017 lúc 21:19

a) Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo:

Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ, còn câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là " chúng ta " .

Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1): Chúng tôi, chúng ta, em, Hoa, Huệ, tôi, ta...

Chủ ngữ trong câu (1) được lược bỏ vì: câu (1) là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.

c)

(1) Câu này , thành phần bị lược bỏ là thành phần vị ngữ . Vì các chủ ngữ cùng thực hiện một hoạt động ở câu 1 nên không cần nhắc lại ở câu 2 , nếu không sẽ bị lỗi về từ ngữ .

(2) Câu này bị lược bỏ thành phần chủ ngữ và vị ngữ . Còn vì sao thì I don't know , sorry so much !!!



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Guilty Crown
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Shin Usi
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết