Hai mũi nhọn S1, S2 ban đầu cách nhau 8cm gắn ở đầu một cần rung có tần số f = 100Hz, được đặt chạm nhẹ vào mặt nước. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 0,8 m/s. Điểm M1 cách đều S1, S2 một khoảng d = 8cm. Tìm trên đường trung trực của S1, S2 điểm M2 gần M1 nhất và dao động cùng pha với M1?
A. 0,91 cm
B. 0,92 cm
C. 0,9 cm
D. 0,93 cm
Câu hỏi Vật lí: Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hoà với tần số f = 40 Hz. Người ta thấy rằng hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng d = 20 cm dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 3 m/s đến 5 m/s. Xác định tốc độ truyền sóng?
câu 10/NĐ: Trên bề mặt chất lỏng phẳng, yên lặng tại 2 vị trí A, B cách nhau 16cm đặt 2 mũi nhọn vừa đủ chạm vào mặt chất lỏng. Tại thời điểm t=0 2 mũi nhọn bắt đầu đi xuống dao động điều hoà giống hệt nhau với T=0,4s. Trên bề mặt chất lỏng xuất hiện 2 hệ sóng tròn, đồng tâm lan toả từ 2 mũi nhọn, v=10cm/s . Tại thời điểm t=1,2s có 1 số điểm trên bề mặt chất lỏng có cùng độ cao và cao nhất so với tất cả các điểm còn lại, có bao nhiêu điểm như vậy ??
đáp số: 2 điểm
mình đang thắc mắc 1 câu : 1 anh chàng khẳng định từ nhỏ đến giờ, mình chưa bao giờ chạm vào thứ gì.
khẳng định của a ta là khẳng định đúng . giải thích theo khoa học, có liên quan đến tính chất nam châm của vật lí và của hóa học... Bạn nào hộ mình với..........
Hai mũi nhọn S1,S2 cách nhau 8cm, gắn ở đầu 1 cầu rung có tần số f=100Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt 1 chất lỏng.
Vân tốc truyền của chất lỏng v=0,8m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình
u=acos(2pift). Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 1 khoảng d=8cm là
đáp án: Um=2acos(200pit-20pi)
cho mình hỏi thêm là nếu PT Um=2acos(200pit-20pi) thì có thể chuyển thành Um=2acos(200pit) không? Vì trong bài có 2 đáp án
A. 2acos(200pit-20pi)
C.2acos(200pit)
nếu loại k2pi đi thì A cũng giống C mà. mong bạn chỉ giúp
Một quả cầu nhỏ dao động với tần số 50 Hz, chạm mặt nước tại điểm O, tạo ra hệ sóng cầu truyền trên mặt nước. Khi đó đỉnh gợn lồi cao hơn đáy gợn lõm 1,6 cm và khoảng cách giữa 8 gợn lồi liên tiếp là 4,2 cm. Viết phương trình dao động của phần tử nằm trên mặt nước cách nguồn O một khoảng 3,6cm. Coi biên độ của sóng suy giảm không đáng kể.
please
2 nguồn phát sóng M,N cách nhau 10 cm dao động ngược pha nhau, cùng tần số 20Hz, cùng biên độ 5 mm và tạo ra 1 hệ vân giao thoa trên mặt nước. Tốc độ truyền sóng là 0,4 m/s. Số các điểm có biên độ 5 mm trên đường nối 2 nguồn là:
A. 10 B. 21 C.20 D. 11
Trên mặt thoáng của một khối chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 luôn dao động cùng pha cùng biên độ a; Trên mặt chất lỏng xuất hiện một hệ gợn lồi gồm một gợn thẳng cách đều S1 và S2 và 12 gợn lồi mỗi bên. Tần số dao động của các nguồn là f = 100Hz. Khoảng cách giữa hai gợn lồi ngoài cùng là 6cm. M1 và M2 là 2 điểm trên mặt thoáng: S1M1= 4,5cm , S1M1= 5,75cm ; S2M2= 7cm , S1M2= 5cm. Biên độ dao động tại M1 và M2 thoả mãn các mệnh đề nào sau đây:
A. Biên độ dao động tại M2= 2a, biên độ dao động tạ M2 bằng a.
B. Biên độ dao động tại M1 là 2a, biên độ dao động tại M2 triệt tiêu.
C. Biên độ dao động tại M1 triệt tiêu, biên độ dao động tại M2 cực đại.
D. Biên độ dao động tại M1 bằng a, biên độ dao động tại M2 bằng 2a
xét sóng trên mặt nước,một điểm A trên mặt nước dao động với biên độ là 3cm, biết lúc t=2s tại A li độ x=1,5cm đng chuyển động theo chiều dương với f=20Hz.Viết pt cđ của C ở trước A theo chiều truyền sóng biết AC=5cm.