Hai mũi nhọn S1,S2 cách nhau 8cm, gắn ở đầu 1 cầu rung có tần số f=100Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt 1 chất lỏng.
Vân tốc truyền của chất lỏng v=0,8m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình
u=acos(2pift). Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 1 khoảng d=8cm là
đáp án: Um=2acos(200pit-20pi)
cho mình hỏi thêm là nếu PT Um=2acos(200pit-20pi) thì có thể chuyển thành Um=2acos(200pit) không? Vì trong bài có 2 đáp án
A. 2acos(200pit-20pi)
C.2acos(200pit)
nếu loại k2pi đi thì A cũng giống C mà. mong bạn chỉ giúp
Nếu tính toán liên quan đến 1 dao động của 1 điểm thì 2 phương trình đó là như nhau.
Nhưng trong giao thoa sóng, hay truyền sóng thì cần phải viết là Um=2acos(200pit-20pi) để thể hiện điểm này dao động trễ pha so với nguồn là bao nhiêu.
@phynit: vậy tính ra sao để ra được Um vậy bạn
Bước sóng: \(\lambda=0,8cm\)
Phương trình dao động của S1, S2 là: \(u=\text{a}\cos\left(100\pi t\right)\)
Do M cách đều S1, S2 nên phương trình sóng do S1, S2 truyền đến M là:
S1 --> M: \(u_{M1}=\text{a}\cos\left(200\pi t-\frac{2\pi d}{\lambda}\right)=\text{a}\cos\left(200\pi t-\frac{2\pi.8}{0,8}\right)=\text{a}\cos\left(200\pi t-20\pi\right)\)
Tương tự S2-->M: \(u_{M2}=\text{a}\cos\left(200\pi t-20\pi\right)\)
PT dao động của M: \(u_M=u_{M1}+u_{M2}=2\text{a}\cos\left(200\pi t-20\pi\right)\)
@phynit: đề bài nói điểm M cách đều S1S2 mình tưởng tập hợp điểm M nằm trên đường thẳng song song cách S1S2 1 khoảng là d
vậy đề nói không rõ à bạn?
@Tuấn: Đề bài nói như vậy là rõ rùi đó bạn, có thể bạn hiểu sai đề thôi.
Điểm M cách đều S1S2 mà, nên nó phải thuộc trung trực của S1S2.