- Để biết và dựng lại lịch sử, có thể dựa vào các nguồn tư liệu, như: tư liệu truyền miệng; tư liệu chữ viết; tư liệu hiện vật; tư liệu gốc…
+ Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…).
+ Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác.
+ Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.
+ Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó.
THAM KHẢO (SGK 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SÔNG TRANG 11-12)
+ Truyền miệng: đây là những câu chuyện, truyền thuyết vẫn hay được kể, được truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ như: truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, truyện cổ tích “Sơn Tinh- Thủy Tinh”,…
+ Tư liệu hiện vật: những di tích lịch sử được để lại bằng hiện vật, được tìm thấy trong lòng đất hay trên mặt đất. Ngày nay ta vẫn được thấy ở trong các bảo tàng lịch sử.
+ Tư liệu chữ viết: đây là những bản ghi, sách báo, nhật kí được người xưa ghi chép lại, tồn tại dưới dạng chữ viết.