Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ti Mint

1,Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập như thế nào?

2,Vì sao nhà Lý dời đo về Thăng Long?Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của Lý Công Uẩn?

3,Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt???

GIÚP MÌNH VỚI

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
29 tháng 11 2017 lúc 21:54

1.

Ngô Quyền là người có công chấm dứt thời kì Bắc Thuộc kéo dài 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.

Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.

2.

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh ), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La. Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ này.
Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên thành Đại La thành Thăng Long.
Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

3.

Khi quân địch sắp bị đánh bại hoàn toàn thì Lý Thường Kiệt chủ động thương lượng , đề nghị “giảng hoà”để vừa tránh được sự hi sinh của quân sĩ , vừa giữ được hoà khí giao bang giữa hai nước sau này.

-> Thể hiện lòng nhân đạo của Lý Thường Kiệt và dân tộc ta.




Các câu hỏi tương tự
Nguyen Chau Anh
Xem chi tiết
Đoàn Như Tùng
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Nguyen Nghia Gia Bao
Xem chi tiết
ปริมาณ.vn
Xem chi tiết
Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Hà
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết