Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen ngoc son

1.a) chi tiết "gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt để lại và bay về trời " có ý nghĩa như thế nào

b) trong truyện Thạch Sanh em ấn tượng hình ảnh nào ? Vì sao ?

2.a) Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

b) qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng em rút ra bài học gì

3. Em đóng vai mùa xuân để kể lại mùa xuân trên quê hương em

Nguyễn Minh Huyền
26 tháng 12 2018 lúc 20:32

1.a) chi tiết "gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt để lại và bay về trời " có ý nghĩa như thế nào

- Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.

- Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử.

- Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy.

- Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

- Không hề đòi hỏi công danh.

- Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở

b) trong truyện Thạch Sanh em ấn tượng hình ảnh nào ? Vì sao ?

Sau khi học xong bài''Thạch Sanh''chi tiết để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là chi tiết:''cây đàn thần''.Vì Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng .Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

Nguồn: Mai Phương Anh

2.a) Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao

Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

b) qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng em rút ra bài học gì

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.

3. Em đóng vai mùa xuân để kể lại mùa xuân trên quê hương em

Khi đất trời bớt đi gió lạnh, khi nắng ấm bắt đầu len lỏi trên những cành lá, khi những chồi non bắt đầu nhú lên xanh mơn mởn, khi mẹ đang hong khô lá dong để ba gói bánh chưng là tôi sắp về rồi.

Dấu hiệu báo tôi về thật nhiều, đếm không hết, kể không xuể. Người ta nói mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa khởi đầu của một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc. Khi cái lạnh của mùa đông đã bắt đầu dịu đi, nắng ấm áp chiếu xuống cảnh vật thì có lẽ mùa xuân đang bắt đầu gõ cửa.

Những lá bàng màu vàng úa rụng trong cái lạnh mùa mùa đông thì đã bắt đầu nhú lên những mầm non bé xíu. Mùa xuân cũng như mầm non ấy, nhẹ nhàng và mỏng manh, cần được bảo vệ.

Bầu trời u ám của những ngày mùa đông đã được thay thế bằng sự thoáng đãng, cao và rộng hơn. Những dòng người tấp nập đi lại trên phố ai cũng hớn hở, tràn ngập niềm vui vì xuân đang về và Tết cũng đang đến.

Trên quê hương, tôi được báo hiệu bằng những cánh chim én bay rợp kín trời. Người ta bảo rằng chim én đã đi tránh rét từ phương Nam trở về, chúng đang báo hiệu một mùa xuân đến, rất gần. .

Mùa xuân hiện lên rõ nét trong vườn rau của ngoại, những cây cải xanh mướt, non tơ; từng bông súp lơ to và tròn. Và cây quất trong vườn quả đã bắt đầu chín vàng ươm. Mùa xuân dường như đang len lỏi vào từng cảnh vật ở một làng quê nghèo.’

Trên những nẻo đường, có nhiều chiếc xe chở đầy hoa đào. Hoa đào nở là mùa xuân đến và Tết cũng sang. Niềm vui phơi phới hiển hiện trong đôi mắt của trẻ thơ đầy háo hức và trong nụ cười của người lớn vì sắp kết thúc một năm cũ. Mọi người có thể nghỉ ngơi, chuẩn bị dọn nhà đón tết.

Đất trời đã hết âm u, nắng lại về, bởi mùa xuân đang gõ cửa. Đường làng ngõ xóm được quét dọn sạch sẽ để người người nhà nhà đón Tết ấm no, hạnh phúc hơn. Khi mùa xuân sắp đến, đám trẻ con được mua quần áo mới, nụ cười tươi vui vì sắp được đón tết, được ăn quà bánh và được lì xì. Đó là điều mà bất kì đứa trẻ nào khi mùa xuân về cũng mong như vậy. tôi đang về, đang về trên làng quê, rất đẹp và thanh bình.

minh nguyet
26 tháng 12 2018 lúc 20:33

2. a,

Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

2.b,

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.

3.

Mỗi khi Xuân về trong em lại dâng trào cảm giác khoan khoái dễ chịu. Bài hát "Xuân ơi, Xuân đã về" từ chiếc TV vừa cất lên làm em choàng tỉnh giấc. Qua ô cửa sổ, em nhìn ra vườn thấy mưa Xuân phơi phới bay nhẹ nhàng đậu trên những cánh hoa, những chiếc lá. Mưa làm chúng như bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Cây cối trút bỏ những lớp vỏ cây già cỗi, những chiếc lá già cuối cùng để khoác lên mình tấm áo mùa Xuân xanh biếc lộc phủ đầy. Những bông mai vàng dịu dàng khoe sắc bên hoa hồng, hoa cúc ngào ngạt tỏa hương thơm làm cho mùa Xuân càng thêm hương sắc. Những chú chim đi tránh rét đã gọi nhau về trong cái không khí ấm áp của mùa Xuân. Chúng thi nhau ca hót líu lo làm cho vườn Xuân thêm âm sắc, tưng bừng.

Sáng dậy, mẹ bóc tờ lịch và nói "Xuân đã về rồi con ạ!". Nét mặt mẹ như trẻ lại. Tết đến, Xuân về ai cũng mong chờ.

Mùa Xuân là mùa khởi đầu một năm mới bao trùm quê hương tươi đẹp. Mọi người ai cũng nô nức chào đón Xuân. Ngoài đường phố, người xe đi lại nhộn nhịp. Hai bên đường mai vàng nở rộ, không khí Xuân len lỏi đến từng nhà. Đường phố ngập cờ hoa. Các lễ hội Xuân náo nhiệt. Trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, vui với những bao lì xì. Rồi mọi người chúc tết nhau, chúc ông bà, cha mẹ, anh chị em khỏe mạnh, phát tài.

Xuân về làm rạo rực lòng người ở quê tôi và cả những người xa quê không kịp về Tết. Ôi, yêu biết mấy mùa Xuân, mỗi khi Xuân về ! Em cầu mong cho mọi người ai cũng ấm no, hạnh phúc. Mùa Xuân sẽ mãi mãi ở lại trên quê hương em.

Thời Sênh
26 tháng 12 2018 lúc 21:17

Câu 1

a. - Mong ước cho đất nước hòa bình.

- Gióng ra đời phi thường, ra đi cũng khác thường (Gióng là con nhà Trời, khi hoàn thành nhiệm vụ phải quay vè Thiên đình).

=> Gióng không màng phú quý, danh lợi.

b. Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.

Câu 2

a. *Giống nhau:
+ Đều thuộc thể loại truyện dân gian
+ Đều có yếu tố hoang đường kì ảo
* Khác nhau:về nội dung và mục đích
+Về nội dung:
- Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sĩ, nhân vật dì ghẻ.
- Truyện truyền thuyết kể về những nhân vật lịch sử
+ Về mục đích:
-Truyện truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử
-Truyện cổ tích thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái công lí

b. Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.

Câu 3 :

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Thảo Phương
29 tháng 12 2018 lúc 18:58

1)Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.Khẳng định Gióng là 1 vị anh hùng vì dân vì nước ko màng danh lợi.Ta thật đáng khâm phục ngài!


Các câu hỏi tương tự
Song Tử
Xem chi tiết
Thiên thần phép thuật
Xem chi tiết
Adorable Angel
Xem chi tiết
Trần Khắc Nguyên Bảo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thuy
Xem chi tiết
Darth Vader
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Anh Kỳ
Xem chi tiết